IMF: Triển vọng kinh tế toàn cầu yếu nhất trong nhiều thập kỷ

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ ba, ngày 11/04/2023 17:19 GMT+7

(Ảnh minh họa: The Conference Board)

VTV.vn - Trong 5 năm tới, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với thời kỳ tăng trưởng yếu nhất kể từ những năm 1990 do đại dịch COVID-19 và các căng thẳng địa chính trị.

Đây là thông tin do Chủ tịch và Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra.

Bà Georgieva cảnh báo, sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế toàn cầu vào năm 2022 sau đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2023 và có thể kéo dài trong 5 năm tới.

GDP toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong nửa thập kỷ tới so với mức trung bình 3,8% được ghi nhận trong 20 năm qua. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế tồi tệ nhất trong hơn 30 năm qua. IMF dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng dưới 3% trong năm nay, phù hợp với dự báo hồi tháng 1 là 2,9%.

Năm 2022, tăng trưởng toàn cầu gần như giảm một nửa sau đợt phục hồi ban đầu sau đại dịch vào năm 2021, trượt từ 6,1% xuống 3,4%, bà Georgieva thông tin trước báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF, dự kiến được công bố vào ngày 11/4.

IMF: Triển vọng kinh tế toàn cầu yếu nhất trong nhiều thập kỷ - Ảnh 1.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva. (Ảnh: Reuters)

Bà Georgieva cảnh báo, có tới 90% số nền kinh tế tiên tiến có khả năng bị suy giảm tốc độ tăng trưởng trong năm nay, trong đó hoạt động ở Mỹ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu bị ảnh hưởng bởi lãi suất cao hơn: "Với tình hình căng thẳng địa chính trị gia tăng, lạm phát vẫn ở mức cao, khó có thể đạt được sự phục hồi mạnh mẽ. Điều đó làm tổn hại đến triển vọng của tất cả người dân, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất và các quốc gia dễ bị tổn thương nhất".

Người đứng đầu IMF cảnh báo chống lại sự phân mảnh kinh tế bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị và kêu gọi các nước hành động để tăng năng suất toàn cầu.

Lạm phát tăng cao mà hầu hết các quốc gia giàu có trên thế giới phải đối mặt sẽ buộc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất, gây thêm áp lực cho ngành ngân hàng.

Sự phân rã dài hạn trong thương mại toàn cầu như hạn chế dòng vốn và hợp tác quốc tế, cũng như hạn chế di cư, có thể làm giảm GDP toàn cầu tới 7% hoặc 7 nghìn tỷ USD, tương đương với tổng sản lượng hàng năm của Đức và Nhật Bản, theo bà Georgieva.

[INFOGRAPHIC] Cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030 của WB [INFOGRAPHIC] Cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030 của WB OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu IMF: Triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm IMF: Triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước