IEA dự báo lượng khí thải toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2025

Quỳnh Chi (Theo France24)-Thứ sáu, ngày 28/10/2022 07:22 GMT+7

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - IEA tin rằng lượng khí thải toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2025, khi giá năng lượng tăng cao do khủng hoảng Nga - Ukraine thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Năm 2021, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, "không có mức đỉnh rõ ràng nào trong tầm nhìn" về phát thải năng lượng, nhưng số tiền đầu tư mới vào gió và năng lượng mặt trời cao hơn đang khiến nhu cầu đối với tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch tăng lên đỉnh điểm hoặc không thay đổi.

IEA nhận định khi công bố báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới hàng năm mới nhất: "Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đang gây ra những thay đổi sâu sắc và về lâu dài có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng bền vững và an toàn hơn", IEA cho biết.

Dựa trên những biện pháp và chính sách mới nhất được các chính phủ công bố trước đó liên quan tới tình hình giá năng lượng tăng cao, IEA dự báo, đầu tư vào năng lượng sạch toàn cầu sẽ tăng hơn 50% so với mức hiện nay, lên 2.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.

Những biện pháp này sẽ thúc đẩy lợi nhuận bền vững trong năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.

IEA thông tin: "Do đó, mức phát thải toàn cầu sẽ đạt mức đỉnh vào năm 2025".

Lượng khí thải CO2 toàn cầu sau đó được tái lập để giảm chậm lại từ mức cao 37 tỷ tấn mỗi năm xuống còn 32 tỷ tấn vào năm 2050.

IEA dự báo lượng khí thải toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào năm 2025 - Ảnh 1.

(Ảnh: Getty)

IEA, tổ chức có trụ sở tại Paris (Pháp), chuyên tư vấn cho các quốc gia tiêu thụ năng lượng, nói rằng dự báo của họ cho thấy, nhu cầu đối với tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh hoặc không thay đổi.

Việc sử dụng than, vốn tạm thời tăng cao hơn hiện nay, sẽ giảm trở lại trong vài năm tới khi có nhiều năng lượng tái tạo.

Khí đốt tự nhiên đạt mức tương đương hiện nay vào cuối thập kỷ này, thay vì dự báo trước đó là tăng ổn định.

Nhu cầu dầu mỏ chững lại vào giữa những năm 2030 và sau đó giảm dần vào giữa thế kỷ này do lượng xe điện sử dụng nhiều hơn, thay vì ước tính trước đó là tăng ổn định.

Nhìn chung, tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong tổng thể năng lượng toàn cầu trong kịch bản chính sách đã nêu của IEA giảm từ khoảng 80% xuống chỉ còn trên 60% vào năm 2050.

Giám đốc IEA Fatih Birol cho biết trong một tuyên bố khi báo cáo được công bố: "Các chính sách và thị trường năng lượng đã thay đổi do Nga tấn công Ukraine, không chỉ trong ở điểm hiện tại mà trong nhiều thập kỷ tới".

Tuy nhiên, điều đó vẫn sẽ khiến Trái đất tăng nhiệt độ toàn cầu khoảng 2,5°C vào cuối thế kỷ này, có khả năng gây ra các tác động biến đổi khí hậu nghiêm trọng.

IEA cũng có một kịch bản để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, được coi là cần thiết để đạt được mục tiêu nóng lên 1,5°C được quy định trong Thỏa thuận khí hậu Paris.

Điều đó sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư vào năng lượng sạch phải tăng lên 4.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030, thay vì mức dự báo hiện tại là 2.000 tỷ USD.

Thế giới đang ở trong “cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu thực sự đầu tiên” Thế giới đang ở trong “cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu thực sự đầu tiên”

VTV.vn - Giám đốc IEA cho biết, thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn thế giới bị thắt chặt và các nhà sản xuất dầu lớn đang cắt giảm nguồn cung.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước