Quốc hội Hy Lạp hôm 17/12. (Ảnh: AFP)
Cả thị trường tài chính lẫn lãnh đạo Liên minh châu Âu đều lo ngại rằng bất ổn chính trị sẽ phá vỡ kế hoạch giải cứu Hy Lạp ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công.
Hy Lạp tuyên bố giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử trước hạn vào ngày 25/1 tới đây. Chính trường nước này đã trở nên hỗn loạn từ đầu tháng, mà nguyên nhân chính vẫn là tranh cãi sẽ tiếp tục hay không tiếp tục cải cách kinh tế theo hướng khắc khổ, để đổi lấy kế hoạch gỉải cứu. Đảng bảo thủ của Thủ tướng Samaras đã chấp nhận mọi điều kiện để được cứu trợ, nhưng Đảng cánh tả Syriza, ở thế đối lập, lại kiên quyết phản đối chính sách khắc khổ.
Thắt chặt kinh tế trong những năm qua đưa lại những kết quả rõ rệt. Dự kiến trong năm sau, thâm hụt của Hy Lạp sẽ dưới mức 3% và tăng trưởng sẽ lên tới 2,9%. Nhưng chính sách này cũng làm cho người dân bất mãn và biểu tình liên miên.
Điều đáng lo ngại với cả thị trường tài chính lẫn lãnh đạo châu Âu lúc này là nếu bầu cử lại, nhiều khả năng Đảng Syriza sẽ thắng cử. Lúc đó, kế hoạch giải cứu còn dang dở sẽ ra sao, khi Hy Lạp đã nhận được tiền cứu trợ, nhưng Chính phủ tương lai không chấp nhận các cam kết cũ?
Hôm nay (30/12), Quỹ Tiền tệ thế giới đã thông báo tạm ngưng chưa vội rót nốt 1,8 tỷ euro đã hứa, cho đến khi Hy Lạp có Chính phủ mới.