EU cam kết viện trợ 630 triệu USD giải quyết khủng hoảng lương thực

Chuyển động 24h/TTXVN-Thứ tư, ngày 22/06/2022 12:06 GMT+7

Eu sẽ dành 630 triệu USD viện trợ cho các nước giải quyết khủng hoảng lương thực. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Liên minh châu Âu cam kết viện trợ 600 triệu Euro (630 triệu USD) để giúp các quốc gia dễ bị tổn thương chống chọi với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Xung đột tại Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu. Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết viện trợ số tiền trên cho các nước châu Phi, những đảo quốc ở Caribe và Thái Bình Dương.

1/4 số tiền viện trợ sẽ được dùng để cứu trợ nhân đạo các nước châu Phi và một số khu vực khác. Phần còn lại sẽ thúc đẩy sản xuất lương thực bền vững về lâu dài tại các quốc gia này.

EU cũng dự định thúc đẩy các sáng kiến nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu đầu vào ở các quốc gia đang phát triển, cụ thể là sản xuất phân bón. Tháng 4 vừa qua, EU đã công bố khoản viện trợ trị giá 225 triệu Euro cho Bắc Phi và Trung Đông.

Các Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu vào ngày 20/6 đã thông qua kết luận về phản ứng của Nhóm châu Âu (Team Europe) đối với tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên khẩn trương tăng cường cam kết viện trợ nhân đạo cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực nhiều nhất.

EU cam kết viện trợ 630 triệu USD giải quyết khủng hoảng lương thực - Ảnh 1.

Bangladesh nhập khẩu gần một nửa lúa mì của mình từ Ukraine và Nga. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp Hội đồng đối ngoại EU tại Luxembourg, Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại Joseph Borrell bày tỏ quan ngại sâu sắc khi các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang phải đối mặt với mức độ mất an ninh lương thực chưa từng có do hàng triệu tấn ngũ cốc hiện vẫn bị phong tỏa tại các cảng của Ukraine.

Ngoại trưởng Borrell cho biết, Hội đồng đối ngoại kêu gọi Ủy ban và các quốc gia thành viên khẩn trương tăng cường cam kết, sử dụng các công cụ sẵn có trong viện trợ nhân đạo và hỗ trợ ngắn hạn phù hợp với các nhóm dễ bị tổn thương nhất ở các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt là hỗ trợ sản xuất tại địa phương và khả năng tiếp cận lương thực, bao gồm thông qua cách tiếp cận nhân đạo - phát triển - hòa bình.

Hội đồng cũng khuyến khích các nước thành viên tiếp tục tạo điều kiện cung cấp nhanh chóng các nguyên liệu đầu vào quan trọng để giúp Ukraine sản xuất thêm, đặc biệt là phân bón, thức ăn gia súc, hạt giống và nhiên liệu.

Các Bộ trưởng ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của Nhóm ứng phó khủng hoảng toàn cầu của Liên Hợp Quốc trong việc điều phối các nỗ lực toàn cầu.

Đức hỗ trợ 430 triệu Euro ứng phó khủng hoảng lương thực Đức hỗ trợ 430 triệu Euro ứng phó khủng hoảng lương thực Liên Hợp Quốc:  Thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực Liên Hợp Quốc: Thế giới đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu do giá phân bón Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu do giá phân bón

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước