Đây là một trong những nỗ lực nhằm làm giảm căng thẳng leo thang với các quốc gia Hồi giáo của Đan Mạch.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Đan Mạnh khẳng định, việc Đan Mạch chọn cách giải quyết vấn đề không bắt nguồn từ áp lực mà dựa trên lợi ích quốc gia.
Trước đó, Chính phủ Đan Mạch thông báo sẽ sử dụng đến"công cụ pháp lý", cho phép nhà chức trách can thiệp vào những tình huống mà "các quốc gia, nền văn hóa hay tôn giáo khác đang bị xúc phạm, và khi vấn đề này có thể dẫn tới những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng cho Đan Mạch, nhất là về vấn đề an ninh".
Chính phủ Thụy Điển cũng đang cân nhắc một giải pháp tương tự như Đan Mạch nhưng chưa thể tiến tới nhất trí chung, do các đảng cánh hữu ở cả hai nước đều quan ngại khả năng quyền tự do ngôn luận bị xâm phạm.
Trước đó, vào ngày 31/7, hãng Thông tấn quốc gia Lebanon (NNA) đưa tin, chính phủ nước này sẽ đình chỉ hợp tác với Thụy Điển và Đan Mạch để phản đối hành vi báng bổ kinh Koran ở hai quốc gia Bắc Âu này.
NNA dẫn lời Bộ trưởng Bộ Văn hóa Lebanon Mohammad Wissam Mortada cho biết sẽ đình chỉ mọi hoạt động hợp tác văn hóa với Thụy Điển và Đan Mạch, cũng như đại sứ quán của hai nước này tại Beirut, cho đến khi chính phủ hai nước có biện pháp thích hợp để khắc phục tình hình. Bộ trưởng Mortada nhấn mạnh, Lebanon phản đối "các hành động có tính công kích diễn ra nhiều lần".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cũng bày tỏ hy vọng đề xuất của chính phủ về một lệnh nhằm giới hạn hành vi đốt kinh Koran sẽ giúp giảm leo thang căng thẳng với các nước Hồi giáo. Trước đó, Chính phủ Đan Mạch thông báo sẽ sử dụng đến"công cụ pháp lý", cho phép nhà chức trách can thiệp vào những tình huống mà "các quốc gia, nền văn hóa hay tôn giáo khác đang bị xúc phạm, và khi vấn đề này có thể dẫn tới những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng cho Đan Mạch, nhất là về vấn đề an ninh".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!