Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine mà Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian. Các cuộc đàm phán sẽ giải quyết hiệu quả thỏa thuận trên, vốn phải được gia hạn sau 120 ngày.
Trước đó, vào ngày 1/8, chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine đã rời cảng Odessa qua Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc triển khai thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được hy vọng sẽ giải phóng hàng triệu tấn ngũ cốc của Ukraine đang bị ứ đọng, góp phần hạ nhiệt cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Giá lương thực tại các nước đang phát triển tăng mạnh
Trong lúc này, giá lương thực tại các quốc gia đang phát triển vẫn đang tăng mạnh, nhất là từ sau khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, một số quốc gia có thể ghi nhận giá lương thực tăng hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi một số quốc gia khác có thể rơi vào khủng hoảng nợ.
Ngân hàng Thế giới đánh giá, Lebanon là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi lạm phát lương thực tăng hơn 300% chỉ trong 6 tháng đầu năm. Các nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất còn có Zimbabwe, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, một số quốc gia Nam Á cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn do giá thực phẩm cũng như năng lượng tăng cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!