Đại hội đồng Liên Hợp Quốc kỷ niệm Ngày quốc tế xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân

Ban Thời sự/Báo Chính phủ điện tử-Thứ tư, ngày 29/09/2021 13:04 GMT+7

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VPG)

VTV.vn - Ngày 28/9/2021, tại trụ sở LHQ ở New York, Đại hội đồng LHQ đã họp phiên toàn thể cấp cao thường niên kỷ niệm Ngày quốc tế xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Đại diện Liên Hợp Quốc và hầu hết các đại biểu nhấn mạnh, xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân là cách duy nhất để bảo đảm không còn việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Sự tồn tại của trên 13.000 vũ khí hạt nhân tiếp tục là nguy cơ hủy diệt nhân loại, gây thảm họa về môi trường, sinh thái.

Cạnh tranh địa chính trị, chạy đua vũ khí chiến lược, lạm dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện đại hóa các kho vũ khí hạt nhân và việc một số nước tiếp tục duy trì học thuyết hạt nhân là những thách thức đối với việc xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Sử dụng vũ khí hạt nhân là trái với luật quốc tế, trong đó có luật nhân đạo, nhân quyền quốc tế. Kể từ khi LHQ được thành lập, cộng đồng quốc tế đã nỗ lực phấn đấu cho việc chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân.

Nhiều điều ước quốc tế liên quan, trong đó có Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Các khu vực không có vũ khí hạt nhân (NWFZ), Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) và Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) cùng các nghị quyết của Liên Hợp Quốc đã góp phần hình thành khuôn khổ pháp lý, những chuẩn mực quốc tế về chống phổ biến, giải trừ và cấm vũ khí hạt nhân.

Nhiều phát biểu kêu gọi củng cố hợp tác đa phương, vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc và bộ máy đa phương về chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân; các nước có vũ khí hạt nhân cần thực hiện nghiêm túc những nghĩa vụ về giải trừ vũ khí hạt nhân theo NPT; cần nỗ lực thực hiện các cam kết và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, trong đó có NPT, CTBT, TPNW và những hiệp ước khu vực không có vũ khí hạt nhân.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, chia sẻ ý kiến trên và nhấn mạnh, việc cần nỗ lực xây dựng niềm tin, tình hữu nghị giữa các quốc gia và bảo vệ nhân loại khỏi vũ khí hạt nhân. Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho rằng, cần thực hiện tốt các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế và các điều ước liên quan; cần có các biện pháp cụ thể thực hiện Điều VI của NPT về đàm phán chân thành hướng tới giải trừ quân bị hạt nhân toàn diện và triệt để.

Cũng theo Đại sứ Đặng Đình Quý, cần củng cố những cơ chế chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân, hướng tới thúc đẩy CTBT sớm có hiệu lực và sự thành công của các Hội nghị Kiểm điểm lần 10 NPT, Hội nghị lần thứ nhất các bên TPNW.

Đại sứ tái khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về chống phổ biến, giải trừ quân bị hạt nhân, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Việt Nam là thành viên của NPT, CTBT, TPNW và luôn thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình, đồng thời sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng quốc tế phấn đấu xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Giải Nobel Hòa bình được trao cho Chiến dịch Quốc tế về xóa bỏ vũ khí hạt nhân Giải Nobel Hòa bình được trao cho Chiến dịch Quốc tế về xóa bỏ vũ khí hạt nhân

VTV.vn - Giải Nobel Hòa bình 2017 đã được trao cho Chiến dịch Quốc tế về xóa bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) với hy vọng thúc đẩy xóa bỏ loại vũ khí này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước