Đại dịch ngoài tầm kiểm soát ở Indonesia có thể tạo ra siêu biến thể

Nguyễn Hà-Chủ nhật, ngày 25/07/2021 11:08 GMT+7

VTV.vn - Nhiều chuyên gia cảnh báo, tình hình dịch bệnh tại Indonesia đang tạo điều kiện cho sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn Delta.

Những ngày gần đây, Indonesia đang trở thành tâm dịch COVID-19 ở châu Á và nhiều chuyên gia cảnh báo rằng tình hình này đang tạo ra những điều kiện cho sự xuất hiện của một biến thể virus SARS-CoV-2 còn nguy hiểm hơn Delta, biến thể phát hiện lần đầu tại Ấn Độ và đang hoành hành ở nhiều nước với đặc tính dễ lây lan hơn.

Trong tuần qua, một bộ phận người dân Indonesia vẫn tập trung cầu nguyện, tham gia tổ chức các sự kiện truyền thống để kỷ niệm lễ hiến sinh Eid al-Adha, bất chấp dịch bệnh. Hệ quả của việc này là liên tiếp những kỷ lục buồn về số ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận.

Ngày 24/7, Bộ Y tế Indonesia ghi nhận thêm hơn 45 nghìn 400 ca mắc mới COVID-19 trong 24h. Như vậy, quốc gia này đã ghi nhận tổng số ca lên hơn 3,1 triệu ca mắc COVID-19. Indonesia đã vượt Ấn Độ và Brazil, trở thành quốc gia có số ca mắc theo ngày cao nhất thế giới.

Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở nước này bị cho là cao hơn mức trung bình toàn cầu. Trong khi đó, các bệnh viện, hệ thống y tế tại nước này vẫn đang ở tình trạng quá tải. Tình hình đại dịch ngoài tầm kiểm soát tại Indonesia được cảnh báo có thể tạo ra siêu biến thể.

Đại dịch ngoài tầm kiểm soát ở Indonesia có thể tạo ra siêu biến thể - Ảnh 1.

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Indonesia cao nhất thế giới. Nguồn: Antara

Ông Dicky Budiman - Chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Griffith, Australia cho rằng: "Các biến thể mới luôn xuất hiện ở những khu vực hay quốc gia không thể kiểm soát được dịch. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, nếu 5% số xét nghiệm cho kết quả dương tính thì nghĩa là dịch đã vượt tầm kiểm soát. Tại Indonesia, con số này cao hơn 10% trong khoảng 16 tháng ở giai đoạn đầu của dịch và hiện giờ là trên 30%. Vì thế, rất có khả năng xuất hiện một biến thể mới hoặc siêu biến thể".

Giám đốc Viện Eijkman (Indonesia), một tổ chức chính phủ nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm cảnh báo, dù chưa có biến thể mới nào xuất hiện nhưng Indonesia vẫn cần phải thận trọng. Theo chuyên gia này, với số ca mới ngày càng tăng thì "khó lường trước được điều gì". Vì thế Indonesia cần phải quan sát kỹ lưỡng để phát hiện những biến thể mới ngay khi vừa xuất hiện.

Mặc dù vậy thì tiến sĩ Ravina Kullar, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết virus luôn không ngừng thay đổi thông qua các đột biến trong chuỗi gene di truyền của chúng để tạo ra biến thể mới. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang được phát hiện trên thế giới mỗi tuần nhưng chưa đáng lo ngại vì không phổ biến hoặc nhanh chóng biến mất. Chỉ khi biến thể mới tăng khả năng lây nhiễm, tăng nguy cơ nhập viện hay tử vong ở người và làm giảm hiệu quả của vaccine cũng như các phương pháp điều trị, WHO mới xếp chúng vào nhóm "đáng lo ngại".

Hơn 90% ca mắc COVID-19 tại Jakarta, Indonesia chưa được phát hiện Hơn 90% ca mắc COVID-19 tại Jakarta, Indonesia chưa được phát hiện

VTV.vn - Trong số các bệnh nhân COVID-19 chưa được phát hiện, 57,4% số ca không có triệu chứng và 34% có triệu chứng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước