Philippe Colson của IHU Mediterranee Infection ở Marseille, Pháp, tác giả chính của một báo cáo đăng trên trang web về khoa học sức khỏe medRxiv, cho biết, vì có quá ít trường hợp mắc Deltacron được xác nhận nên còn quá sớm để có thể đánh giá ngang hàng nhằm xác định liệu Deltacron có khiến virus lây lan nhanh hoặc gây ra bệnh nặng hay không.
Nhóm nghiên cứu của ông Philippe Colson đã mô tả ba bệnh nhân ở Pháp bị nhiễm một phiên bản virus SARS-CoV-2 kết hợp protein đột biến từ biến thể Omicron với biến chủng Delta. Theo một báo cáo chưa được công bố của công ty nghiên cứu di truyền học Helix đã được xác định ở Mỹ, hai trường hợp nhiễm Deltacron không liên quan khác đã được báo cáo cho medRxiv. Trong thông báo nghiên cứu virus, các nhóm khác đã báo cáo thêm 12 trường hợp nhiễm Deltacron ở châu Âu kể từ tháng 1/2022, tất cả đều có sự gia tăng đột biến Omicron và Delta.
Deltacron là kết quả tái tổ hợp di truyền virus giữa giữa Delta và Omicron. (Ảnh: Reuters)
Sự tái tổ hợp di truyền của virus SARS-Cov-2 ở người được xác định là xảy ra khi hai biến thể lây nhiễm vào cùng một tế bào chủ. Ông Colson cho biết: "Trong đại dịch COVID-19, hai hoặc nhiều biến thể đã cùng lưu hành trong cùng một khoảng thời gian và ở cùng khu vực địa lý. Điều này tạo cơ hội cho sự kết hợp lại giữa hai biến thể này".
Theo ông Colson, nhóm của ông đã đã thiết kế dụng cụ xét nghiệm PCR "có thể nhanh chóng kiểm tra các mẫu dương tính với sự hiện diện của chủng virus này".
Nghiên cứu mới đồng thời bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, những con chó được huấn luyện có thể giúp sàng lọc đám đông để xác định người bị nhiễm COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!