Tân Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: Reuters)
1. Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha làm Tân Tổng thư ký Liên hợp quốc
Sáng 6/10 (theo giờ Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
đã nhất trí đề cử cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres làm tân Tổng thư ký
LHQ.
Tại vòng bỏ phiếu chính thức, các thành viên Hội đồng Bảo an
(HĐBA) thông qua nghị quyết đề cử ông Guterres bằng hình thức vỗ tay. Cựu Thủ
tướng Bồ Đào Nha đã nhận được sự tín nhiệm đặc biệt.
Như vậy, sau nhiều vòng bỏ phiếu thăm dò khó đoán định, ở
vòng bỏ phiếu nước rút, với vai trò Chủ tịch HĐBA của Nga, ông Guterres đã sớm
nhận được sự ủng hộ của cả 5 nước thành viên Thường trực HĐBA.
Ông Guterres còn
phải trải qua một vòng cuối cùng mang tính thủ tục là sự thông qua của Đại hội đồng
LHQ vào tuần sau. Nếu không có gì thay đổi ông sẽ chính thức tiếp quản vị trí Tổng
thư ký LHQ vào ngày 1/1/2017.
VTV.vn - Sáng 6/10( theo giờ Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí đề cử cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres làm tân Tổng thư ký LHQ.
2. Mỹ ngừng đối thoại với Nga về vấn đề Syria
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo sẽ ngừng các cuộc đàm phán
song phương với Nga về nỗ lực chấm dứt bạo lực ở Syria, đồng thời cáo buộc
Moscow không tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận ngừng bắn hôm 9/9
mà hai bên làm trung gian.
Phát biểu tại thủ đô Washington DC, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau cho biết, quyết định ngừng đối thoại với
Nga được đưa ra không hề dễ dàng. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ rút về nước các nhân viên
được điều tới Geneva, Thụy Sĩ, vốn có nhiệm vụ phối hợp với Nga để tiến
hành triển khai các cuộc không kích nhằm vào các lực lượng phiến quân tại
Syria.
Tuy nhiên, bà Trudeau cho biết, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi
một lệnh ngừng bắn tại Syria bằng các nỗ lực đàm phán đa phương,
trong đó có sự tham gia của
Nga. Phản ứng trước quyết định của Mỹ, Bộ
Ngoại giao Nga cho rằng Washington đang tìm cách đổ trách nhiệm cho Moscow về sự
thất bại của thỏa thuận ngừng bắn tại Syria mà hai nước làm trung gian. Ngoài
ra, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cho biết, Nga đang tìm
cách để ổn định tình hình tại Syria.
VTV.vn - Phát biểu tại thủ đô Washington DC, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Elizabeth Trudeau cho biết, quyết định ngừng đối thoại với Nga được đưa ra không hề dễ dàng.
3. Nga ngừng hợp tác với Mỹ về sử dụng plutonium
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đình chỉ một thỏa thuận xử
lý vũ khí cấp độ plutonium đã ký với Mỹ vì hành vi "không thân thiện"
của Washington.
Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh đình chỉ thỏa thuận năm
2010, theo đó mỗi bên cam kết tiêu hủy hàng tấn nguyên liệu cấp độ vũ khí vì
Washington đã không thực hiện thỏa thuận này cũng như vì những căng thẳng hiện
nay trong quan hệ hai nước.
Bộ Ngoại giao Nga đã thông báo cho phía Mỹ về quyết định
trên, trong đó cho rằng tình hình đã thay đổi và Mỹ "không đủ khả
năng" bảo đảm việc thực thi những cam kết về việc sử dụng lượng plutonium
để chế tạo vũ khí đang ở mức dư thừa theo các hiệp ước quốc tế. Một
lý do khác xuất phát từ việc Nga cần áp dụng các biện pháp cấp thiết nhằm bảo vệ an
ninh quốc gia.
VTV.vn - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đình chỉ một thỏa thuận xử lý vũ khí cấp độ plutonium đã ký với Mỹ vì hành vi "không thân thiện" của Washington.
4. Mỹ buộc tội nhà thầu NSA đánh cắp thông tin mật
Nhà chức trách Mỹ vừa tiến hành bắt giữ một nhà thầu của Cơ
quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) với cáo buộc đánh cắp thông tin tối mật.
Vụ việc này có thể là một vụ rò rỉ thông tin gây thiệt hại
cho các nỗ lực do thám của Chính phủ Mỹ.
Harold Thomas Martin, 51 tuổi, làm việc cho công ty Booz
Allen Hamilton, đã bị bắt giam tại bang Maryland hồi tháng 8 vừa qua. Booz
Allen Hamilton chính là công ty tư vấn từng thuê Edward Snowden, người từng
tiết lộ một khối lượng lớn dữ liệu mật của NSA hồi năm
2013. Trong một tuyên bố, Booz Allen Hamilton khẳng định công ty này đã lập tức
sa thải Thomas Martin và tích cực hợp tác với Cục Điều tra Liên bang (FBI) sau
khi biết tin nhân viên của mình bị FBI bắt giữ.
Theo cáo trạng do Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 5/10, Thomas
Martin bị buộc tội đánh cắp dữ liệu mật của Chính phủ. Nếu bị kết tội, Thomas
Martin có thể đối mặt với bản án lên tới 10 năm tù giam. Vụ việc này là sự cố
an ninh mạng mới nhất trong hàng loạt vụ bê bối khiến Chính phủ Mỹ đau đầu sau
khi Edward Snowden công bố các tài liệu mật về chương trình do thám của
nước này.
VTV.vn - Nhà chức trách Mỹ vừa tiến hành bắt giữ một nhà thầu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) với cáo buộc đánh cắp thông tin tối mật.
5. Ông Donald Trump bị tố tránh đóng thuế thu nhập
Tờ New York Times vừa tiết lộ một thông tin đáng chú ý, rằng
ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã lách luật để tránh đóng thuế
thu nhập trong gần hai chục năm.
Tiết lộ trên cùng với việc cho tới nay ông Trump vẫn chưa
công khai hồ sơ thuế của mình đang dấy lên những nghi ngờ về công việc
kinh doanh và đóng thuế của tỷ phú này.
Bài viết của tờ New York Times tiết lộ, tỷ phú Donald
Trump đã khai lỗ 916 triệu USD trong tờ khai thuế thu nhập năm 1995. Chính
vì thế, trong các năm tiếp theo, ông Trump được khấu trừ thuế thu nhập và có thể
tỷ phú này đã tránh không phải đóng thuế thu nhập liên bang trong thời gian lên
tới 18 năm. Ứng cử viên Hillary ngay lập tức đã chộp lấy cơ hội này công kích
ông Trump trên mạng xã hội Tweeter.
Tuy nhiên, các chuyên gia thuế được tờ New York Times tham vấn
cho biết: tài liệu thuế của ông Trump không có gì bất hợp pháp. Tức là việc ông
Trump nếu có tránh đóng thuế thu nhập trong gần hai thập kỷ cũng là cách lách
luật hợp pháp. Luật sư của ông Trump đã đe dọa sẽ có "hành động pháp
lý" đối với tờ New York Times vì đã cung cấp các hồ sơ thuế mà chưa được
phép của ông Trump.
VTV.vn - Tờ New York Times vừa tiết lộ một thông tin đáng chú ý, rằng ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã lách luật để tránh đóng thuế thu nhập trong gần hai chục năm.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!