Theo Cơ quan Thống kế châu Âu (Eurostat), Liên minh châu Âu (EU) đã mua từ các nhà cung cấp Mỹ khoảng 61 tỷ m3 khí đốt. Trung bình EU mua 3,1 tỷ m3 khí đốt trị giá 3,3 tỷ Euro mỗi tháng.
Nếu không có các biện pháp trừng phạt Nga, Mỹ chỉ thu được cao nhất 52 tỷ Euro, thấp hơn nhiều mức thu hiện nay. Năm 2021, trước khi áp dụng các lệnh trừng phạt, Nga cung cấp cho EU 1,25 tỷ m3 khí đốt mỗi tháng trị giá 725 triệu Euro.
Các nhà phân tích của Eurostat lưu ý rằng châu Âu đã trả cho Mỹ nhiều hơn so với số tiền họ lẽ ra phải trả cho người Nga cho cùng một khối lượng nhiên liệu. Theo giới chuyên môn, khi phá bỏ hợp đồng nhập khẩu khí đốt dài hạn với Nga, châu Âu đã phạm sai lầm lớn.
Vào cuối tháng 10, châu Âu đã lên kế hoạch ứng phó với khủng hoảng khí đốt, bao gồm việc cân nhắc gia hạn mức giá trần khí đốt đã được áp dụng khẩn cấp từ hồi tháng 2. Đây được xem như biện pháp mang tính bảo hiểm trước những rủi ro do lo ngại giá khí đốt sẽ tăng cao trở lại, với nguồn cung cho mùa đông này có thể bị ảnh hưởng đáng kể từ xung đột leo thang tại Trung Đông cũng như sự cố xảy ra với cơ sở hạ tầng khí đốt ở vùng biển Baltic.
Dù hiện giá khí đốt đã giảm tới 90% so với mức đỉnh hồi năm 2022 và dự trữ khí đốt vào thời điểm này vẫn khá dồi dào, nhưng giới chức châu Âu nhận định, thực tế châu lục này đang đối mặt với một loạt bất lợi về nguồn cung khí đốt trong mùa đông này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!