Cửa hàng mở cửa sau lệnh tình trạng khẩn cấp, thủ đô Sri Lanka thắt chặt an ninh

Quỳnh Chi (Theo Swiss Info)-Chủ nhật, ngày 03/04/2022 07:01 GMT+7

Người biểu tình cố gắng xông vào dinh thự của Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Các cửa hàng ở thủ đô Colombo của Sri Lanka đã mở cửa lại trong bối cảnh an ninh thắt chặt vào ngày 2/4.

Ngày 2/4 là ngày đầu tiên sau khi lệnh tình trạng khẩn cấp được ban bố ở thủ đô Colombo nhằm giải quyết tình hình bất ổn ngày càng gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế chưa từng có diễn ra ở Sri Lanka.

Trong một mệnh lệnh được công bố vào cuối ngày 1/4, Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã viện dẫn các luật cứng rắn cho phép quân đội bắt và giam giữ các nghi phạm. Việc áp đặt tình trạng khẩn cấp là cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng, duy trì các nguồn cung cấp và dịch vụ thiết yếu, ông Rajapaksa nói trong một tuyên bố.

Cửa hàng mở cửa sau lệnh tình trạng khẩn cấp, thủ đô Sri Lanka thắt chặt an ninh - Ảnh 1.

Người dân biểu tình tại thủ đô Colombo. (Ảnh: AP)

Tức giận vì tình trạng thiếu nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu khác, ngày 31/3, hàng trăm người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát và quân đội bên ngoài dinh thự của ông Rajapaksa, kêu gọi lật đổ Tổng thống và đốt cháy một số xe cảnh sát và quân đội.

Cảnh sát thủ đô Colombo đã bắt giữ 53 người biểu tình quá khích. Sau đó, lệnh giới nghiêm ở trong và xung quanh vùng thủ đô Colombo đã được ban bố vào ngày 1/4 để ngăn chặn các cuộc biểu tình lẻ tẻ khác.

Phản ứng về lệnh tình trạng khẩn cấp, Đại sứ Mỹ tại Sri Lanka Julie Chung viết trên tài khoản Twitter: "Người dân Sri Lanka có quyền biểu tình một cách hòa bình, điều này là cần thiết để thể hiện tính dân chủ. Tôi đang theo dõi tình hình chặt chẽ và hy vọng tất cả các bên sẽ kiềm chế trong những ngày tới, cũng như mang lại sự ổn định kinh tế và cứu trợ rất cần thiết cho những người đang đói khổ".

Cửa hàng mở cửa sau lệnh tình trạng khẩn cấp, thủ đô Sri Lanka thắt chặt an ninh - Ảnh 2.

Xe bus bị người biểu tình đốt cháy rụi. (Ảnh: AP)

Quốc đảo 22 triệu dân này đang phải vật lộn với tình cảnh cắt điện tới 13 giờ mỗi ngày liên tục trong khi Chính phủ cố gắng đảm bảo nguồn ngoại hối để thanh toán cho việc nhập khẩu nhiên liệu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế, kết quả của thực trạng quản lý kinh tế yếu kém trong nhiều năm cùng với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đã gây thiệt hại tới du lịch và lượng kiều hối của Sri Lanka.

Chính phủ Sri Lanka đang tìm kiếm một gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đồng thời đề xuất các khoản vay mới từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Ấn Độ đã bắt đầu chuẩn bị 40.000 tấn gạo để nhanh chóng chuyển đến Sri Lanka trong đợt viện trợ lương thực lớn đầu tiên kể từ khi Colombo nhận được hạn mức tín dụng từ New Delhi.

Thiếu nhiên liệu trầm trọng, Sri Lanka cắt điện 13 giờ mỗi ngày trên cả nước Thiếu nhiên liệu trầm trọng, Sri Lanka cắt điện 13 giờ mỗi ngày trên cả nước

VTV.vn - Kể từ 31/3, Sri Lanka bắt đầu chế độ cắt điện 13 giờ mỗi ngày trên cả nước trong bối cảnh thiếu nhiên liệu để sản xuất điện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước