COVID-19 càng làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo đói ở một số khu vực trên thế giới. (Ảnh minh họa: AP)
Đây là thông tin do Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới cho biết.
Đại dịch đã làm gián đoạn các dịch vụ y tế trên toàn cầu và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, khiến người dân càng gặp khó khăn trong việc chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe, theo một tuyên bố chung của cả hai tổ chức.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Chính phủ các nước phải ngay lập tức tiếp tục và đẩy nhanh các nỗ lực để đảm bảo mọi công dân nước mình có thể tiếp cận các dịch vụ y tế mà không phải lo ngại về khó khăn tài chính".
Các nước cần nỗ lực để mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế mà không gặp khó khăn về tài chính. (Ảnh: Reuters)
Ông Tedros kêu gọi, các chính phủ tăng cường tập trung vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và đi đúng hướng bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, theo định nghĩa của WHO là mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế mà không gặp khó khăn về tài chính.
Chăm sóc sức khỏe là một vấn đề chính trị lớn ở Mỹ, một trong số ít các quốc gia công nghiệp phát triển không có chế độ bảo hiểm phổ cập cho công dân của mình.
Trên toàn cầu, đại dịch đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và tỷ lệ tiêm chủng giảm lần đầu tiên sau 10 năm, với số ca tử vong do bệnh lao và sốt rét ngày càng tăng.
Ông Juan Pablo Uribe, Giám đốc toàn cầu về sức khỏe, dinh dưỡng và dân số tại Ngân hàng Thế giới, cho biết: "Trong khuôn khổ nguồn ngân sách bị hạn chế, các chính phủ sẽ phải đưa ra những quyết định quyết liệt để bảo vệ và tăng ngân sách cho y tế".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!