Chuyến bay QZ8501: Những bí ẩn chưa có lời giải

Anh Quân (Thời sự - thoisu@vtv.vn)-Thứ tư, ngày 31/12/2014 06:19 GMT+7

Đội tìm kiếm của Indonesia làm nhiệm vụ tìm kiếm QZ8501. (Ảnh: AP)

Sau khi máy bay của hãng AirAsia số hiệu QZ8501 gặp nạn đã có những nghi vấn và bí ẩn chưa có lời giải xung quanh chuyến bay này.

Sự biến mất đột ngột của máy bay của hãng AirAsia số hiệu QZ8501 trong không phận Indonesia đã kéo theo một loạt những nghi vấn: Điều gì gây ra sự mất liên lạc? Tại sao thảm họa lại xảy ra ở châu Á một lần nữa? Liệu di chuyển bằng máy bay vẫn còn an toàn? Cho đến nay, vẫn chưa thể biết rõ chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay này, tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng mọi chuyện phải diễn ra vô cùng bất ngờ và đột ngột.

1. Điều gì thực sự đã xảy ra với chuyến bay?

05:36 sáng chủ nhật 28/12, chuyến bay QZ8501 với 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn cất cánh từ cất cánh từ Indonesia.

06:12 sáng, phi công đã yêu cầu đài kiểm soát không lưu cho phép chuyển hướng và thay đổi độ cao để tránh thời tiết xấu.

Ngay sau đó, chiếc máy bay biến mất khỏi radar của đài kiểm soát không lưu. Lúc 07:55 sáng, chuyến bay QZ8501 chính thức được tuyên bố bị mất tích. Vị trí cuối cùng được ghi nhận là trên biển Java, giữa các đảo Belitung và Borneo.

2. Trách nhiệm của đài kiểm soát không lưu?

Theo ông Djoko Murjatmodjo, Cục trưởng Cục hàng không thuộc Bộ Giao thông Indonesia cho biết, đài kiểm soát không lưu đã đồng ý cho phi công rẽ trái nhưng từ chối cho phép thay đổi độ cao lên 38.000 bộ (11,5km), do có 1 máy bay khác đang bay ở độ cao này. Tuy nhiên, phi công của QZ8501 vẫn cho máy bay tăng độ cao.

3. Liệu có yếu tố khủng bố trong vụ mất tích?

Đến nay cả chính quyền Indonesia lẫn các chuyên gia hàng không đều chưa đề cập đến giả thiết một vụ không tặc xảy ra, tuy nhiên khả năng này là thấp. Dữ liệu màn hình mà một nhân viên kiểm soát không lưu ở Indonesia tiết lộ cho thấy QZ8501 đã tăng độ cao nhưng mất dần tốc độ tới mức quá chậm để duy trì bay. Yếu tố thời tiết đang được cho là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn.

4. Phi công trên QZ8501 có phải là người thiếu kinh nghiệm?

Cơ trưởng trên QZ8501 đã có tổng cộng hơn 20.537 giờ bay, trong đó có 6.100 giờ điều khiển chiếc Airbus A320. Cơ phó cũng có tổng cộng 2.275 giờ bay. Tất cả những con số này đều là số liệu ấn tượng đối với các phi công.

5. Tai nạn xảy ra liên tiếp, hàng không có còn an toàn?

Dù năm 2014 chứng kiến nhiều thảm kịch hàng không xảy ra nhưng các chuyên gia khẳng định đây vẫn là hình thức vận chuyển an toàn nhất. Cơ quan dữ liệu tai nạn hàng không (Geneva, Thụy Sỹ) cho biết, 111 máy bay gặp nạn trong năm 2014, thấp hơn 139 vụ so với năm ngoái. Tuy nhiên, nếu toàn bộ hành khách trên QZ8501 thiệt mạng thì số người tử vong trong năm 2014 tăng lên 1.320 người, con số cao nhất trong 9 năm qua.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước