Chiến lược hydro nhằm phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường ở Singapore

Thuỳ An-Thứ hai, ngày 14/11/2022 11:18 GMT+7

(Ảnh: Asia-Pacific Hydrogen Association )

VTV.vn - Singapore đang hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, năng lượng hydro sẽ đóng vai trò chủ đạo.

Ứng phó biến đổi khí hậu là chủ đề đang được nhắc đến với tần suất nhiều hơn thời gian này, khi Hội nghị COP27 đang được tổ chức. Tại Đông Nam Á, các chính phủ đã và đang đưa ra nhiều chiến lược phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường.

Từ chuẩn bị bữa tối đến đổ đầy nhiên liệu cho xe, nhiên liệu hóa thạch đang là nguồn năng lượng phổ biến đối với hầu hết người dân ở Singapore. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi, năng lượng hydro sẽ dần được Singapore đưa vào ứng dụng nhằm giảm lượng khí thải và đảm bảo an ninh năng lượng.

Ông Hoàng Tuấn Tài, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore, cho biết: "Trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng hydro có thể được sử dụng cho các nhà máy bán dẫn và trong các quy trình hóa dầu".

Bên cạnh việc giúp giảm phát thải, năng lượng hydro cho phép các công ty sản xuất ra các sản phẩm xanh và bền vững. Ngoài ra, hydro cũng có thể được sử dụng để làm nhiên liệu carbon thấp ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải và hàng không"

Chiến lược hydro nhằm phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường ở Singapore - Ảnh 1.

(Ảnh: Saur Energy International)

Kế hoạch đầy tham vọng của Singapore bao gồm việc thử nghiệm những công nghệ hydro mới và ứng dụng các công nghệ này trong lĩnh vực giao thông. Ngoài ra, theo dự kiến, từ năm 2027, người dân Singapore có thể bắt đầu tiếp cận với nguồn điện được tạo ra từ nhiên liệu hydro carbon thấp.

Phó giáo sư Yan Ning, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Hydrogen, nói: "Nếu bạn đang nấu ăn hàng ngày bằng khí đốt, giờ đây bạn có thể sử dụng khí hydro bởi vì khí hydro có thể được hòa vào bình chứa khí với một tỷ lệ nhất định mà không làm thay đổi cơ sở hạ tầng, đường ống. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, đối với những phương tiện như tàu chở hàng hay máy bay, hydro cũng sẽ là một loại năng lượng tiềm năng".

Tuy nhiên, việc cung cấp năng lượng hydro cho toàn Singapore sẽ đi kèm với một khoản chi phí khá lớn, trước tiên là khoản tiền 129 triệu SGD tài trợ cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó, Singapore cũng sẽ cần nguồn lực để thiết lập chuỗi cung ứng hydro carbon thấp, xây dựng cơ sở hạ để nhập khẩu, lưu trữ và biến hydro thành năng lượng.

Để vượt qua những thách thức này, một số công ty bắt đầu hợp tác với Chính phủ Singapore.

Bà Cindy Lim, Giám đốc điều hành Công ty Keppel Infrastructure, xác nhận: "Kế hoạch của chúng tôi bao gồm xây dựng một nhà máy điện hydro. Trong thời gian tới, khi chúng tôi pha trộn hydro vào hỗn hợp nhiên liệu, nó sẽ thực sự mang lại cường độ phát thải thấp hơn cho người dùng cuối, đó có thể là các công ty trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại cũng như các hộ gia đình".

Nếu đi đúng lộ trình, năng lượng từ khí hydro sẽ có thể đáp ứng tới một nửa nhu cầu năng lượng của Singapore vào năm 2050.

Đức khánh thành tuyến đường sắt chạy bằng nhiên liệu hydro đầu tiên trên thế giới Đức khánh thành tuyến đường sắt chạy bằng nhiên liệu hydro đầu tiên trên thế giới Năng lượng hydro - nhiên liệu của tương lai Năng lượng hydro - nhiên liệu của tương lai Nhật Bản xây dựng chuỗi cung ứng năng lượng Hydro Nhật Bản xây dựng chuỗi cung ứng năng lượng Hydro

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước