Châu Âu áp dụng nhiều biện pháp tăng tạng hiến

Hồng Quang - Đoàn Hà (PV Đài THVN thường trú tại châu Âu)-Thứ hai, ngày 13/01/2025 06:15 GMT+7

VTV.vn - Các nước châu Âu đang thực hiện nhiều cách để tăng lượng người đăng ký hiến tạng.

Khuyến khích bằng cách giảm thuế, nhắc nhở khi có dịp, hoặc sửa luật… là những cách phổ biến nhất.

Đan Mạch dự kiến sẽ sửa luật nhằm nhắc nhở công dân chủ động hiến tạng.

Tờ Politiken của Đan Mạch cho biết trong 15 năm trở lại đây, chỉ có chưa tới 1/3 người trưởng thành tại nước này chủ động làm như vậy. Đan Mạch muốn "từ ngày 1/6 năm nay, mỗi khi mọi người khai bảo hiểm y tế hoặc lấy giấy phép lái xe, sẽ có một lời nhắc xuất hiện, hỏi xem có muốn hiến tạng hay không, sau đó click vào ô tương ứng". Biện pháp này vẫn đang gây tranh cãi. "Một số người cho rằng khi bị nhắc nhở cưỡng bức như vậy, mọi người sẽ cảm thấy bị áp lực và có xu hướng trả lời là không".

Châu Âu áp dụng nhiều biện pháp tăng tạng hiến - Ảnh 1.

(Ảnh: Independent)

Đức không chọn cách nhắc nhở mà đang dự định sửa đổi luật hiến tạng, theo tờ Schwabische Zeitung. Tờ báo viết: "Cho đến nay, chỉ khi chết não thì mới được coi là chết, lúc đó mới được lấy tạng. Nhưng đảng Dân chủ Tự do Đức đang đề xuất cho phép lấy tạng của cả những người mà hệ tuần hoàn được xác định rõ ràng là đã ngừng hoạt động". Tất nhiên, trước đó, khi còn sống, người cho tạng đã phải chủ động đăng ký hiến tạng. Theo bài báo, thực tế cho thấy "Số lượng người chết não rất ít, hầu hết là tử vong vì tim mạch.

Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Thuỵ sĩ và Mỹ đã cho phép lấy tạng từ những người tim mạch ngừng hoạt động, qua đó tăng được lượng tạng cứu người.

Trên thế giới có 2 cách làm chính. Tại Mỹ, Anh, Đức, Australia và Roumanie, người nào muốn hiến tạng thì chủ động đi đăng ký. Còn tại Tây ban nha, Áo, Bỉ, Pháp và mới đây là Thụy Sĩ, ai khi còn sống không chủ động phản đối - tức là nghiễm nhiên đồng ý sẽ hiến tạng khi chết, việc im lặng được coi như là chấp thuận.

Tờ L'Illustré ra tại Thụy Sĩ lưu ý là "từ năm 2022, cử tri Thụy Sĩ đã nhất trí chi tiết này trong một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng luật mới chỉ áp dụng từ năm 2026". Một biện pháp có thể nói là đi xa nhất trong các cách tăng nguồn cung nội tạng dành cho cấy ghép, cũng là để chống lại thị trường ngầm mua bán nội tạng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đức đề xuất sáng kiến giúp tăng tỷ lệ hiến tạng Bộ trưởng Bộ Y tế Đức đề xuất sáng kiến giúp tăng tỷ lệ hiến tạng

VTV.vn - Tại Đức, tất cả người dân sẽ tự động trở thành người hiến tạng sau khi qua đời nếu họ không phản đối việc này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước