Các đại dương sắp trở nên quá axit hóa để duy trì sự sống của sinh vật biển

Quỳnh Chi (Theo France24)-Thứ tư, ngày 25/09/2024 06:15 GMT+7

Các đại dương trên thế giới sắp trở nên quá axit để duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu (Ảnh: Unsplash)

VTV.vn - Mức độ axit hóa các đại dương trên thế giới đang gần chạm ngưỡng không thể duy trì sự sống của sinh vật biển hoặc giúp ổn định khí hậu.

Báo cáo trên do Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK) ở Đức công bố. Báo cáo đã nêu chi tiết 9 ranh giới quan trọng để điều chỉnh khả năng duy trì sự sống của hành tinh. Tuy nhiên, 6 trong số này đã vượt quá giới hạn an toàn vào những năm gần đây do hoạt động của con người. Trong đó có biến đổi khí hậu; các loài tự nhiên tuyệt chủng, mất môi trường sống tự nhiên và nước ngọt; gia tăng các chất gây ô nhiễm, trong đó có nhựa; phân bón hóa học được sử dụng trong nông nghiệp.

Theo Kiểm tra sức khỏe hành tinh đầu tiên của PIK, ngưỡng quan trọng đối với quá trình axit hóa đại dương có thể sớm trở thành yếu tố thứ 7 bị phá vỡ. Quá trình axit hóa ngày càng tăng của các đại dương trên Trái đất là vì lượng khí thải carbon dioxide (CO₂) ngày càng tăng do đốt nhiên liệu hóa thạch như dầu, than và khí đốt, sau đó các đại dương hấp thụ.

"Khi lượng khí thải CO₂ tăng lên, lượng CO₂ hòa tan nhiều hơn trong nước biển khiến đại dương có tính axit hơn" - ông Boris Sakschewski, một trong những tác giả chính, nói với các phóng viên - "Ngay cả khi cắt giảm phát thải nhanh chóng, một số mức độ axit hóa liên tục có thể là không thể tránh khỏi do lượng CO₂ đã thải ra và thời gian để hệ thống đại dương phản ứng. Do đó, việc phá vỡ ranh giới axit hóa đại dương dường như là điều không thể tránh khỏi trong những năm tới".

Các đại dương sắp trở nên quá axit hóa để duy trì sự sống của sinh vật biển - Ảnh 1.

(Ảnh: Mongabay)

Nước biển có tính axit gây hại cho san hô, động vật có vỏ và thực vật phù du - nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật biển. Điều này có nghĩa là việc nước biển "quá chua" cũng làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ sinh vật biển, cũng như hạn chế khả năng hấp thụ nhiều CO₂ hơn của đại dương và do đó giảm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.

Một trong 9 ranh giới hành tinh duy nhất chưa bị vượt qua liên quan đến tình trạng của tầng ozone bảo vệ hành tinh. Các hóa chất do con người tạo ra đã làm hỏng lớp bảo vệ này, gây ra mưa axit, nhưng tầng ozone đã bắt đầu phục hồi kể từ khi một số hóa chất này bị cấm vào năm 1987.

Ngưỡng thứ 9 - liên quan đến nồng độ những hạt nhỏ trong khí quyển có thể gây ra các bệnh về tim và phổi - đang gần đến giới hạn nguy hiểm. Rủi ro có dấu hiệu giảm nhẹ do một số quốc gia nỗ lực cải thiện chất lượng không khí, chẳng hạn như cấm các loại ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel gây ô nhiễm nhất. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng nồng độ các hạt bụi mịn vẫn có thể tăng vọt ở các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng.

PIK đặt ra 9 ngưỡng nguy hiểm của Trái đất để cảnh báo con người không nên đẩy các hệ thống tự nhiên của hành tinh này vượt quá điểm không thể đảo ngược.

Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tăng lên mức cao nhất trong lịch sử Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tăng lên mức cao nhất trong lịch sử Băng tan chảy nhanh chóng ở Tây Nam Cực là “không thể tránh khỏi”, khiến mực nước biển dâng cao Băng tan chảy nhanh chóng ở Tây Nam Cực là “không thể tránh khỏi”, khiến mực nước biển dâng cao Tầng ozone của Trái đất đang trong quá trình phục hồi Tầng ozone của Trái đất đang trong quá trình phục hồi

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước