Nhân viên y tế xử lý mẫu bệnh phẩm COVID-19 tại một phòng khám ở thành phố Ramla, Israel. (Ảnh: THX/TTXVN)
Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell.
Sau khi phân tích các mẫu gen, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng: chủng virus SARS-CoV-2 hiện nay, mang tên D614G, có sự biến đổi nhỏ, nhưng có sức mạnh lớn trong protein "cụm hoa" - lồi ra từ bề mặt của virus, vốn được dùng để tấn công tế bào người và truyền nhiễm.
Biến thể mới của virus có khả năng lây lan ra các tế bào người nhanh hơn gấp 3-6 lần. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa nhận thấy, biến thể mới gây thể bệnh nặng hơn.
Tuy nhiên, mọi kết luận trong giai đoạn này đều chỉ được thông báo kèm với từ "có thể": các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm thường không cho thấy chính xác mức độ của một đại dịch. Và theo những gì chúng ta biết đến nay, dù biến thể mới hiện nay nhân bản nhanh hơn trong các tế bào người bệnh, nhưng nó có thể hoặc không "lây truyền" từ người này sang người khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!