Biến thể Delta khiến nhiều quốc gia phải thay đổi chiến lược chống dịch

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 04/10/2021 17:39 GMT+7

VTV.vn - Nhiều quốc gia từng là biểu tượng chống dịch đã phải thay đổi chiến lược để khống chế biến thể Delta.

Gần 6 tháng kể từ khi biến thể Delta càn quét Ấn Độ rồi lan rộng toàn cầu, biến thể nguy hiểm này đã khiến thế giới đứng trước thách thức rất lớn để kiểm soát nó, chính phủ nhiều nước loay hoay tìm biện pháp ứng phó.

Số ca tử vong do COVID-19 trên thế giới đã vượt ngưỡng 5 triệu ca, hơn một nửa số ca tử vong trên toàn cầu là tại Mỹ, Nga, Brazil, Mexico và Ấn Độ. Đa số ca mắc mới và tử vong tại các nước này đều do biến thể Delta gây ra. Biến thể này tới nay đã xuất hiện tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Bà Maria Van Kerkhove - Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới cho biết: "Virus lưu hành chủ yếu bây giờ là biến thể Delta, dưới 1% số ca mắc là các biến thể Alpha, Beta và Gamma. Biến thể Delta ngày càng trở nên dễ thích ứng hơn, nó lây lan dễ hơn và có tính cạnh tranh cao và dần thay thế các loại biến thể khác".

Biến thể Delta khiến nhiều quốc gia phải thay đổi chiến lược chống dịch - Ảnh 1.

Indonesia từng đối mặt với làn sóng COVID-19 chết chóc chưa từng có. Ảnh: AP

Nếu như số ca tử vong do COVID-19 lên đến 2,5 triệu người trong vòng hơn một năm, thì chỉ mất 8 tháng biến thể Delta đã khiến từng đó người qua đời. Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19, trung bình mỗi ngày hơn 1.800 ca tử vong và hơn 100 nghìn người phải nhập viện. Biến thể Delta là nguyên nhân tái bùng phát dịch COVID-19, gây ra cuộc khủng hoảng y tế tại các bệnh viện ở Mỹ.

Tiến sĩ Marc Napp - Giám đốc hệ thống chăm sóc sức khỏe Memorial, Mỹ nói: "Những gì chúng tôi ghi nhận trong những ngày qua là số bệnh nhân tăng đột biến. Chúng tôi tiếp nhận số bệnh nhân nhiều hơn bao giờ hết, 96 đến 97% hoặc hơn số bệnh nhân nhập viện là chưa được chủng ngừa".

Tại Nga, một làn sóng dịch mới đã hiện hữu, mỗi ngày trung bình 25 nghìn người mắc mới COVID-19, gần 900 ca tử vong. Nguyên nhân được cho là tỷ lệ tiêm chủng thấp, mới chỉ 33% dân số đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm mũi đầu tiên.

Biến thể Delta khiến nhiều quốc gia phải thay đổi chiến lược chống dịch - Ảnh 2.

Một em bé được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 3/8. Ảnh: AP

Bà Yelena Panchenko - Người dân Nga nói: "Tôi đã nói với mọi người xung quanh tôi, những người chưa tiêm phòng là hãy tiêm đi, bởi vì những gì đang xảy ra thật kinh khủng, nhiều người tôi biết đã chết, tôi đã mất hai người bạn".

Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường, Philippines, Malaysia, Thái Lan liên tục ghi nhận số ca mắc mới trên 10 nghìn ca mỗi ngày. Chính phủ các nước Đông Nam Á buộc phải rất thận trọng trong việc dỡ bỏ giãn cách xã hội, đồng nghĩa với đó là những tác động kinh tế khôn lường.

Ngân hàng Thế giới vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia trong năm nay xuống còn 3,7% so với mức dự đoán 4,4% vào tháng 4 vừa qua. Các lệnh hạn chế nhằm ngăn ngừa dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các chỉ số kinh tế.

Gần 38 nghìn doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia cũng đã phải đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Kinh tế Philippines thì nhận định, nền kinh tế nước này có thể mất hơn 1 thập kỷ để khôi phục tăng trưởng như trước đại dịch. Các lệnh phong tỏa, hạn chế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Philippines, khiến hàng triệu người mất việc làm, nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.

Biến thể Delta làm chậm lại đà phục hồi kinh tế tại Đông Nam Á Biến thể Delta làm chậm lại đà phục hồi kinh tế tại Đông Nam Á

VTV.vn - Dịch COVID-19 diễn biến xấu đi ở một số nước Đông Nam Á đã làm chậm lại đà phục hồi kinh tế của các nước trong khu vực này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước