Bạo lực trên chính trường khá hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản

Vân Ánh-Thứ sáu, ngày 08/07/2022 18:20 GMT+7

VTV.vn - Những vụ bạo lực súng đạn như vụ nổ súng vào cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo không chỉ hiếm gặp mà còn thực sự khó hiểu về mặt văn hóa...

Thủ tướng nắm quyền lâu nhất ở Nhật Bản, ông Abe Shinzo, đã bị bắn chết trong khi vận động tranh cử cho đảng mình ở thành phố Nara, miền Tây Nhật Bản. Bệnh viện nơi tiến hành cấp cứu cựu Thủ tướng Abe cho biết, ông Abe đã qua đời lúc 5h03 (giờ địa phương), khoảng 5 tiếng rưỡi sau khi bị bắn.

Theo bác sỹ, ông Abe Shinzo 67 tuổi, đã chảy máu đến mức không qua khỏi do hai vết thương sâu, 1 vết ở bên phải cổ. Ngay khi được đưa vào cấp cứu, ông đã không còn dấu hiệu của sự sống. Nghi phạm đã bị đội bảo vệ an ninh bắt giữ ở khoảng cách chỉ vài mét phía sau ông Abe.

Thông tin cho hay, nghi phạm không tìm cách bỏ trốn, và khai với cảnh sát rằng chủ định giết ông Abe vì không hài lòng với ông. Cảnh sát xác định nghi phạm là Tetsuya Yamagami, cư dân thành phố Nara, 41 tuổi. Báo chí địa phương đưa tin khẩu súng gây án là súng tự chế. Bạo lực trên chính trường khá hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản và súng được kiểm soát rất chặt chẽ.

Theo thống kê năm 2018, Nhật Bản chỉ ghi nhận 9 trường hợp tử vong vì súng đạn, so với gần 40 nghìn trường hợp tại Mỹ vào cùng thời điểm. Theo luật sở hữu súng đạn ở Nhật Bản, súng ngắn quân dụng bị cấm hoàn toàn, chỉ có súng ngắn và súng hơi được phép sử dụng.

Bạo lực trên chính trường khá hiếm khi xảy ra ở Nhật Bản - Ảnh 1.

Khẩu súng (màu đen) được nghi phạm Yamagami dùng để bắn ông Abe hôm 8/7. Ảnh: Asahi Shimbun.

Để đủ điều kiện nhận giấy phép sử dụng súng, người mua phải tham gia lớp học, vượt qua bài kiểm tra viết và bài kiểm tra tầm bắn với độ chính xác ít nhất là 95%. Họ cũng phải trải qua một cuộc đánh giá sức khỏe tâm thần và kiểm tra ma túy, cũng như kiểm tra lý lịch nghiêm ngặt.

Sau khi lấy được súng, chủ sở hữu phải đăng ký vũ khí với cảnh sát và cung cấp thông tin chi tiết về nơi cất giữ súng và đạn dược của họ, trong các ngăn riêng biệt có khóa. Súng phải được cảnh sát kiểm tra mỗi năm một lần, và những người sở hữu súng phải tham gia kỳ thi ba năm một lần để gia hạn giấy phép sử dụng.

Bà Nancy Snow - Giám đốc Hội đồng Công nghiệp An ninh Quốc tế Nhật Bản cho biết: "Những vụ bạo lực súng đạn như vụ nổ súng vào cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe không chỉ hiếm gặp mà còn thực sự khó hiểu về mặt văn hóa. Người dân Nhật Bản có lẽ không thể tưởng tượng được lại có một nền văn hóa sử dụng súng đạn như ở Mỹ. Đây là một khoảnh khắc không nói nên lời".

Luật cũng hạn chế số lượng cửa hàng bán súng, theo đó mỗi tỉnh không được có hơn 3 cửa hàng bán súng, và người đã mua súng chỉ có thể mua đạn mới sau khi trả lại các vỏ đạn đã sử dụng từ lần mua trước.

Một trong những vụ việc hiếm hoi liên quan đến bạo lực súng đạn là vụ việc xảy ra năm 2007, khi Thị trưởng thành phố Nagasaki, Itcho Ito (vào thời điểm đó 61 tuổi) bị một yakuza (tức mafia) Nhật Bản, bắn 2 phát đạn gây tử vong. Kể từ đó, Nhật Bản đã thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát súng, áp dụng các hình phạt nặng hơn đối với các hành vi sử dụng súng. Theo đó, xả súng nơi công cộng có thể lĩnh án chung thân.

Cựu Thủ tướng Anh Theresa May: Cái chết của ông Abe là 'thực sự đau lòng' Cựu Thủ tướng Anh Theresa May: Cái chết của ông Abe là "thực sự đau lòng"

VTV.vn - Cựu Thủ tướng Theresa May nói rằng cái chết của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "thực sự đau lòng".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước