Băng tan kỷ lục tại Greenland khiến nước biển dâng cao nhất trong 12.000 năm qua

Quỳnh Chi (Theo CNN)-Thứ sáu, ngày 02/10/2020 05:52 GMT+7

Hiện tượng băng tan chảy tại Greenland hiện nay là do phát thải khí nhà kính. (Ảnh: AP)

VTV.vn - Lượng băng khổng lồ "bốc hơi" khỏi Greenland trong thế kỷ này sẽ khiến mực nước biển dâng cao nhất trong suốt 12.000 năm qua.

Greenland đã mất nhiều băng hơn trong năm 2019 so với lượng băng tan được ghi nhận trong bất kỳ năm nào và quá trình tan băng đã tăng nhanh kể từ những năm 1990. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature đã cho thấy, tốc độ băng tan chảy mà Trái đất đang chứng kiến hiện nay đã đe dọa vượt quá tốc độ mà Greenland đã trải qua trong 12.000 năm qua.

Trong hai thập kỷ qua, các tảng băng ở Greenland đã tan chảy với tốc độ khoảng 6.100 tỷ tấn mỗi thế kỷ, tốc độ chỉ đạt trong thời kỳ ấm áp xảy ra từ 7.000 đến 10.000 năm trước.

Băng tan kỷ lục tại Greenland khiến nước biển dâng cao nhất trong 12.000 năm qua - Ảnh 1.

Năm 2019, tổng lượng băng và nước băng tan mất đi tại Greenland là hơn 500 tỷ tấn. (Ảnh: AP)

Ông Jason Briner, giáo sư địa chất tại Đại học Buffalo, cho biết, hiện tượng tan chảy ngày nay chủ yếu là do phát thải khí nhà kính, trong khi sự nóng lên xảy ra hàng nghìn năm trước là kết quả của biến đổi khí hậu tự nhiên.

Trong trường hợp nồng độ phát thải khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục tăng cao, lượng băng bị mất đi của Greenland có thể đạt mức chưa từng có với hơn 35.900 tỷ tấn băng vào cuối thế kỷ này. Nếu thế giới quyết tâm giảm lượng khí thải đủ để hiện tượng ấm lên toàn cầu đạt đỉnh vào khoảng năm 2050, tổn thất băng tan trong thế kỷ này có thể lên tới 8.800 tỷ tấn. Đây vẫn là lượng băng tan lớn, nhưng chỉ đủ để nâng mực nước biển lên khoảng 2,5cm so với khoảng 10cm trong kịch bản phát thải cao.

Băng tan kỷ lục tại Greenland khiến nước biển dâng cao nhất trong 12.000 năm qua - Ảnh 2.

Băng tan tại Greenland hiện là nguyên nhân gây ra sự gia tăng mực nước biển lớn nhất thế giới. (Ảnh: AP)

Xét về khả năng tăng cao mực nước biển, Greenland là thềm băng quan trọng thứ hai thế giới chỉ sau Nam Cực. Lượng băng tại Greenland chứa đủ nước để nâng mực nước biển toàn cầu lên khoảng 7,3m. Trong 26 năm qua, lượng băng tan chảy từ Greenland đã nâng mực nước biển lên 1cm và hiện là nguyên nhân gây ra sự gia tăng mực nước biển lớn nhất thế giới.

Chỉ riêng năm 2019, tổng lượng băng và nước băng tan mất đi tại Greenland là hơn 500 tỷ tấn, mức cao nhất trong 1 năm kể từ khi vệ tinh ghi nhận dữ liệu về băng tan từ năm 1978.

Băng ở Greenland đang tan nhanh đến mức không thể phục hồi Băng ở Greenland đang tan nhanh đến mức không thể phục hồi

VTV.vn - Các nhà khoa học cảnh báo, những sông băng trên đảo Greenland đang tan nhanh đến mức không thể hồi phục.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước