Ấn Độ trong cuộc đua ngăn chặn dịch bệnh do virus Nipah gây thương tổn não

Quỳnh Chi (Theo RT)-Chủ nhật, ngày 17/09/2023 06:21 GMT+7

Virus Nipah lây truyền chủ yếu qua loài dơi ăn trái cây. (Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Các nhà chức trách ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ, đã áp đặt những hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Nipah chết người do dơi gây ra.

Ấn Độ đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh do virus Nipah gây chết người sau khi 6 người bị nhiễm căn bệnh gây tổn thương não này ở bang Kerala, hai người trong số này đã tử vong.

Các trường học, trường cao đẳng và trung tâm dạy học thêm sẽ phải tạm đóng cửa cho đến ngày 24/9 như một biện pháp phòng ngừa virus Nipah. Trong khi đó, các bang lân cận Tamil Nadu và Karnataka đã tăng cường an ninh ở các huyện biên giới trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus này.

Bộ trưởng Bộ Y tế bang Kerala Veena George cho biết, 1.080 người được xác định đã tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh do virus Nipah trong vài ngày qua. Tổng cộng có 327 người trong số này là nhân viên y tế. Giới chức y tế bang Kerala đang theo dõi tình hình sức khỏe những người này.

Ấn Độ trong cuộc đua ngăn chặn dịch bệnh do virus Nipah gây thương tổn não - Ảnh 1.

Cho đến nay, virus được ghi nhận ở các nước châu Á gồm Ấn Độ, Bangladesh, Singapore, Malaysia và Philippines. (Ảnh: Getty Images)

Bang Kerala đã chứng kiến 4 đợt bùng phát virus Nipah kể từ năm 2018, đợt gần đây nhất xảy ra vào năm 2021. Năm 2018, loại virus này đã khiến 21 trong số 23 nhiễm bệnh tử vong. Năm 2019, một trường hợp mắc bệnh duy nhất đã được ghi nhận, và hành động ứng phó kịp thời, truy vết tiếp xúc rộng rãi của Ấn Độ đã có thể đã ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Năm 2021, một cậu bé 12 tuổi đã qua đời sau khi nhiễm virus Nipah.

Bang Kerala dường như đặc biệt dễ bị bùng phát virus Nipah vì đây là nơi sinh sống của hơn 40 loài dơi trong các khu rừng đã bị chặt phá để con người lấy đất xây dựng. Virus này hiện đang lây lan ở bang Kerala là chủng Bangladesh, một biến thể gây chết người nhưng có tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn.

Để điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm bệnh,Ấn Độ hiện đang tìm nguồn cung ứng kháng thể đơn dòng từ Australia, tờ Times of India đưa tin hôm 16/9. Ấn Độ được cho là đã yêu cầu 20 đơn vị thuốc. Mặc dù ban đầu thuốc được phát triển để điều trị Henipavirus, một căn bệnh khác do dơi lây truyền, nhưng bệnh nhân nhiễm virus Nipah cũng đã được sử dụng thuốc để điều trị bệnh do virus Nipah.

Hiện chưa có vaccine phòng ngừa virus Nipah, nhưng các liều kháng thể đơn dòng (protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm nhằm tìm kiếm vật chất lạ và tiêu diệt chúng bằng cách bám vào chúng) được cung cấp cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính tỷ, lệ tử vong trong trường hợp nhiễm virus Nipah là từ 40% đến 75%, mặc dù tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào "năng lực giám sát dịch tễ học và quản lý lâm sàng của địa phương". WHO đã liệt virus Nipah vào danh sách "căn bệnh ưu tiên" vì khả năng phát triển thành dịch của nó.

Virus Nipah có thể lây truyền sang người từ động vật hoặc thực phẩm bị ô nhiễm và cũng có thể lây truyền từ người sang người. Sự lây truyền virus Nipah từ người sang người thường được báo cáo giữa các thành viên trong gia đình và người chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Theo WHO, loài dơi ăn quả thuộc họ Pteropodidae là vật chủ tự nhiên của virus Nipah.

Virus Nipah lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1999 trong một đợt bùng phát ở những người chăn nuôi lợn tại Malaysia. Ngoài Ấn Độ, các đợt bùng phát dịch do virus Nipah cũng đã được báo cáo ở Singapore và Bangladesh.

Hơn 700 người được xét nghiệm virus Nipah sau 2 trường hợp tử vong ở Ấn Độ Hơn 700 người được xét nghiệm virus Nipah sau 2 trường hợp tử vong ở Ấn Độ

VTV.vn - Bang Kerala, miền Nam Ấn Độ đã đóng cửa một số trường học, văn phòng và phương tiện giao thông công cộng hôm 13/9 trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Nipah.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước