Trụ sở hãng Air France tại sân bay quốc tế Charles de Gaulle, Paris, Pháp. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Trước đó, hãng hàng không này từng dự tính sẽ chỉ có khoảng 28% nhân viên tham gia đình công và hãng có thể duy trì 75% công suất dịch vụ nhưng trên thực tế hãng chỉ có thể thực hiện được 50% công suất dịch vụ.
Trước khi hoạt động đình công diễn ra, Air France đã khuyến cáo hành khách hoãn chuyến bay tới ngày 27/2 mà không mất phí. Hãng cũng cam kết sẽ nỗ lực hạn chế tối đa bất tiện với khách hàng trong quá trình diễn ra đình công.
Kể từ năm 2011, Air France đã ngừng tăng lương cho nhân viên. Sau nhiều năm liên tục cắt giảm nhân viên và áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm chi phí, các nhân viên của hãng đã yêu cầu tăng 6% lương. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho rằng mức tăng lương này là sự đòi hỏi "vô trách nhiệm" trong khi hãng đang nỗ lực giảm thiểu chi phí để cạnh tranh với nhiều hãng giá rẻ khác như Ryanair hay Easyjet và chỉ đề xuất tăng 1% lương cùng một khoản bù thêm cho nhân viên mặt đất. Đề xuất này đã vấp phải sự phản đối từ các tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Trong những năm gần đây, tập đoàn Air France-KLM, hãng hàng không lớn thứ hai ở châu Âu có một phần sở hữu của chính phủ Pháp, liên tục hứng chịu những tác động từ các cuộc đình công và mâu thuẫn với nhân viên tại Pháp. Năm 2017, hoạt động kinh doanh của hãng đã được cải thiện đáng kể với lợi nhuận trước thuế tăng 42% so với năm trước lên 1,49 tỷ Euro (1,84 tỷ USD). Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Air France Frank Terner ngày 21/2 cho rằng mức cải thiện này vẫn chưa đủ mạnh nếu so sánh với các hãng hàng không khác như British Airways (Anh) và Lufthansa (Đức).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!