85% người dân thành thị châu Âu phải hít thở bầu không khí ô nhiễm

Lan Anh (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 04/07/2017 18:38 GMT+7

Ủy ban châu Âu cho rằng giảm số lượng phương tiện giao thông tổng thể sẽ giúp giảm lượng khí thải gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: PA)

VTV.vn - Cơ quan Môi trường châu Âu từng cảnh báo, 85% người dân thành thị ở châu Âu đang phải hít thở bầu không khi ô nhiễm.

Vấn đề giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí đang được nhiều quốc gia châu Âu thúc đẩy. Thậm chí, trong năm nay đã có nước đầu tiên bị Tòa án châu Âu xử phạt do ô nhiễm không khí.

Nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, vốn được xem là một vấn đề nhức nhối tại xứ sở sương mù, Chính phủ Anh đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn nạn trên như: Người dân được khuyến khích đổi các xe chạy bằng động cơ diesel bằng các xe mới phát thải lượng Nitơ điôxít ít hơn; thiết lập các vùng không khí sạch tại những điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Ngoài ra, các kế hoạch dỡ bỏ các làn giảm tốc để đảm bảo giao thông thông suốt, khuyến khích sử dụng thêm nhiều xe điện, lắp đặt các động cơ mới và sạch hơn cho các xe bus công cộng.

85% người dân thành thị châu Âu phải hít thở bầu không khí ô nhiễm - Ảnh 1.

Khuyến khích sử dụng xe điện. (Ảnh: BBC)

Bà Joan Walley - Chủ tịch Ủy ban kiểm tra môi trường Anh - cho biết: "Những bằng chứng mới nhất cho thấy, có rất nhiều trường hợp chết sớm do ô nhiễm môi trường. Rõ ràng, đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, vì vậy Chính phủ nên nghiêm túc xem xét vấn đề này".

Thủ đô Paris hoa lệ của Pháp cũng đã từng phải hứng chịu đợt ô nhiễm không khí được xem là tồi tệ nhất trong vòng một thập kỷ.

Để đối phó với tình trạng này, chính quyền thành phố đã áp dụng chính sách lưu thông luân phiên biển số chẵn - lẻ. Vé tàu điện ngầm cũng đã được miễn phí để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.

Tại Ba Lan, các nhà khoa học đã phát triển một loại máy bay không người lái để kiểm tra mức độ ô nhiễm trong không khí. Thiết bị này có khả năng đo nồng độ của các chất gây ô nhiễm không khí nhỏ nhất mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Ông Pawel Kalisz, Dự án Euro-Projekt cho biết: "Máy bay không người lái được trang bị camera cảm ứng và một camera zoom quang học có thể phóng to gấp 34 lần. Với các thiết bị cảm biến, máy bay không người lái có thể lấy các mẫu không khí để các bộ phận vi mạch xử lý và phân tích dữ liệu".

85% người dân thành thị châu Âu phải hít thở bầu không khí ô nhiễm - Ảnh 2.

Cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường không chỉ dừng ở phạm vi từng quốc gia. (Ảnh: PA)

Đầu năm nay, Bulgaria đã trở thành quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) bị xét xử về ô nhiễm không khí. Bulgaria đã bị Tòa án châu Âu kết tội không tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng không khí. Đây được xem là biện pháp mạnh của châu Âu nhằm đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí tại châu lục này.

Theo Cơ quan môi trường châu Âu, nếu không nhanh chóng hành động, số người chết sớm hàng hàng năm do ô nhiễm không khí tại EU sẽ không chỉ dừng lại ở con số hơn 400.000 người.

11 quốc gia châu Âu không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường 11 quốc gia châu Âu không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường

VTV.vn - 11 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong đó có Đức, Bỉ, Áo đã không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước