Xuất hiện 3 mặt trời tại Mông Cổ

Phi Long-Thứ bảy, ngày 31/01/2015 13:52 GMT+7

Một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp đã xuất hiện ở Mông Cổ khi trên bầu trời xuất hiện tới... 3 mặt trời.

Ngày 18/1, một hiện tượng thiên nhiên vô cùng hiếm gặp đã xảy ra khi 3 mặt trời cùng xuất hiện trên bầu trời Mông Cổ. Theo đó, mặt trời ở chính giữa là mặt trời thật mà chúng ta thấy hàng ngày. Hai “mặt trời nhỏ” bên cạnh là kết quả của sự phản xạ hình ảnh của mặt trời thật. Hiện tượng này được gọi là Anthelion (ảo nhật), xảy ra khi ánh sáng mặt trời đi qua các tinh thể tuyết trong không khí.

Theo các nhà khoa học tại một trung tâm khí tượng địa phương, Anthelion chỉ xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí chứa nhiều hơi nước và các tinh thể băng. Khi xuyên qua các tinh thể băng hình lục giác có đường kính lớn hơn 30 micromet nằm ngang, ánh sáng sẽ bị bẻ cong một góc khoảng 22 độ trước khi chiếu tới mắt, tạo nên các "mặt trời ảo".

Đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng này xuất hiện tại Trung Quốc. Tháng 7/2010, thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên đã chứng kiến 3 mặt trời cùng xuất hiện. Tháng 1/2011, người dân thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã chiêm ngưỡng tới 4 mặt trời chiếu sáng. Năm 2012, trên bầu trời thành phố Thượng Hải đã xuất hiện 3 mặt trời.

Hiện tượng Anthelion cũng đã được ghi lại bởi các nhà triết học Hy Lạp trong giai đoạn từ 384 - 322 năm trước Công nguyên: “Hai mặt trời giả xuất hiện cùng với mặt trời thật và đi cùng nhau tới khi mặt trời lặn”. Nhà thơ Aratus cũng đã đề cập tới hiện tượng này trong cuốn sách của mình từ 310 - 240 năm trước Công nguyên. Các tác giả người La Mã cổ cũng nhắc tới hiện tượng này như báo hiệu cho một điềm xấu sắp tới.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước