Mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối, người phụ nữ nghèo nguy kịch

Theo Dân trí-Thứ hai, ngày 25/03/2019 06:00 GMT+7

Do không được thăm khám kịp thời, nên khi phát hiện căn bệnh ung thư trực tràng người phụ nữ này mắc phải, đã đến giai đoạn nặng.

VTV.vn - Do bị nhiễm chất độc da cam, vốn đã ốm đau quặt quẹo từ nhỏ. mới đây chị lại phát hiện mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Người phụ nữ nghèo khó đáng thương mà chúng tôi đang nói đến là chị Bùi Thị Hà (38 tuổi), ở thôn Quang Trường, xã Gia Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Căn bệnh quái ác chỉ được phát hiện khi đã đến giai đoạn nặng, sau thời gian chữa trị ở bệnh viện Đa khoa Ninh Bình, chị Hà được chuyển lên tiếp tục điều trị tại bệnh viện K3 Tân Triều.

Dẫn chúng tôi vào thăm bệnh nhân, bác sĩ Nguyễn Trọng Tiến ( khoa xạ trị 5) trực tiếp điều trị cho chị Hà, ái ngại cho biết: “Bệnh nhân Hà bị ung thư trực tràng giai đoạn 3, được chuyển từ bệnh viện Đa khoa Ninh Bình lên. Hiện tại bệnh nhân đã được làm hậu môn nhân tạo, và đang được xạ trị tuần thứ 4 theo phác đồ hóa xạ trị tiền phẫu. Để kéo dài sự sống, bệnh nhân Hà phải điều trị tích cực và lâu dài… Được biết gia cảnh bệnh nhân vô cùng khó khăn, nên bệnh viện cũng như khoa chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân…”

Chị Hà nằm co quắp trên giường bệnh của khoa xạ trị 5, giương mặt xám ngoét dường như không còn sức sống. Người đàn ông ngồi bên người bệnh, thì không tỏ vẻ gì là lo lắng, xót thương trước tình cảnh “thập tử nhất sinh” của vợ, với gương mặt đờ đẫn, ngây ngô, khờ dại như một đứa trẻ. Chúng tôi gặng hỏi, nhưng chỉ nhận được từ anh những cái lắc đầu tội ngiệp. Trước sự hết đỗi ngạc nhiên của chúng tôi, chị Hà bùi ngùi cho biết:

“Chồng em bị thiểu năng trí tuệ, kém em 5 tuổi. Em bị ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, nên bị vẹo cột sống, ốm đau suốt từ nhỏ. 2 đứa chúng em lấy nhau cho có vợ có chồng thôi. Chúng em có một đứa con gái năm nay 5 tuổi, không biết nó có bị ảnh hưởng gì từ bố mẹ không mà từ lúc sinh ra cứ hay đau ốm, em buồn lắm”. Nói về “tổ ấm” không trọn vẹn của mình, người phụ nữ tội nghiệp lại ứa nước mắt.

Gắng chút sức tàn, ngồi tựa vào thành giường bệnh, đưa tay gạt đi 2 dòng nước mắt đang lăn dài trên má, chị Hà kể tiếp: “Từ giữa năm ngoái, em thường thấy đau bụng, đi vệ sinh khó khăn nhưng em cứ kệ. Cả nhà em sống nhờ vào tiền trợ cấp xã hội của vợ chồng em, thì lấy đâu tiền mà đi khám.

Đến cuối năm, một lần em đau quá đến ngất xỉu, mọi người mới đưa em vào viện cấp cứu, làm xét nghiệm thì em đã bị ung thư trực tràng giai đoạn 4. Chữa trị một thời gian ở bệnh viện tỉnh thấy đỡ em về nhà không chữa nữa, năm nay bệnh em nặng hơn, nên mọi người xúm vào đưa em lên đây. Từ khi biết mình mắc bệnh ung thư, em nghĩ mình đằng nào cũng chết, nên nếu cứ vay mượn chữa cho em rồi bố con anh ấy mắc nợ, em không muốn”.

Nghe người phụ nữ này nói về “cái chết”, và hành trình chạy chữa của mình, tôi không khỏi cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Căn bệnh quái ác mà chị Hà đang mang trong người, có khác gì cái án tử đang treo lơ lửng trên đầu, nếu không được chữa trị tích cực, thường xuyên thì thần chết sẽ “gọi tên” bất cứ khi nào. Dường như cái nghèo, cái khó đã khiến chị không màng đến cả tính mạng bản thân mình?!

Không giấu được cảm xúc thương cảm trước hoàn cảnh trớ trêu của người bệnh, anh Nguyễn Đức Hùy -phòng CTXH bệnh viện K3 Tân Triều chia sẻ: “Khi đón nhận bệnh nhân Hà, chúng tôi được biết gia cảnh đặc biệt khó khăn của người bệnh, ngoài căn bệnh ung thư bệnh nhân đang mang, chị Hà còn bị cong vẹo cột sống và khuyết tật ở chân do di chứng chất độc da cam từ bố. Trước đây do hoàn cảnh quá khó khăn, chị Hà đã bỏ điều trị 2 tháng khiến căn bệnh càng trở lên trầm trọng. Biết được hoàn cảnh gia đình như vậy, phòng CTXH đã cố gắng tạo mọi điều kiện để bệnh nhân được điều trị một cách tích cực, liên tục. Qua đây, chúng tôi cũng mong muốn các nhà hảo tâm chung tay giúp bệnh nhân kéo dài sự sống.”

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước