Cuộc sống như thời tiền sử của đồng bào La Hủ ở Lai Châu

PV-Thứ ba, ngày 14/06/2016 06:39 GMT+7

VTV.vn - Đồng bào La Hủ ở Mường Tè, Lai Châu là một cộng đồng dân tộc ít người. Tập tục từ ngàn đời còn ăn ở tạm bợ, sống du canh du cư, tập quán canh tác lạc hậu.

Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lai Châu. Địa hình núi cao xen lẫn thung lũng, có các đỉnh núi: Pu Tả Tông (cao 2.109 m), Pu Đen Đinh (1.886 m), Pu Si Lung (3.076 m),... Các sông chảy trên địa bàn huyện là: sông Đà, sông Nậm Ma, sông Nậm Cúm, sông Nậm Nhé, thuộc hai hệ thống: hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông. Đất rừng chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Và là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc, trong đó người La Hủ sống là chủ yếu. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng cùng tín ngưỡng từ xa xưa nên 6.000 người La Hủ luôn thích cảnh sống hoang dã như thời tiền sử.

Hiện tại, trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc lớn đang được đồng bào La Hủ phát triển ở Mường Tè, Lai Châu. Song, công việc này chỉ phù hợp với những người La Hủ còn sức khoẻ và cũng chưa thực sự đem lại sự đổi thay cần thiết. Trong tương lai, đồng bào La Hủ rất cần các dự án trồng chuyên canh cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Mường Tè, để thoát nghèo bền vững và làm giàu bằng sức lao động cũng như trí tuệ của mình.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước