Năm 2009, Chính phủ Anh đã phải bỏ ra hơn 30 tỷ USD để cứu trợ ngân hàng bán lẻ lớn nhất quốc gia này khỏi phá sản trong thời kỳ khủng hoảng. Sau thương vụ lần này, Chính phủ Anh chỉ còn 25% cổ phần của Lloyds. Bộ trưởng Anh tin tưởng rằng đây là một thương vụ lời lãi.
Ông Michael Hewson, chuyên gia phân tích thị trường cho biết: “Câu chuyện Lloyds là một minh chứng thành công được vực lại mạnh mẽ sau thời kỳ khủng hoảng. Và Chính phủ Anh đã có thể nắm bắt cơ hội để cứu lời”.
Chính phủ Anh muốn tư nhân hóa toàn bộ ngân hàng này trước khi bầu cử tháng 5/2015. Dự tính sẽ có một đợt bán cổ phiếu nữa trong năm nay nếu kinh tế Anh tiếp tục giữ đà tăng trưởng.
“Nếu kinh tế Anh giữ đà tăng trưởng, đà BĐS tiếp tục tăng chắc chắn ngân hàng Lloyds sẽ tiếp tục hưởng lợi” - chuyên gia phân tích Michael Hewson nói.
Giá cổ phiếu Lloyds giảm hơn 4% sau với thương vụ này dù đã tăng gần 60% kể từ đầu năm 2013. Chính phủ Anh trích ra gần 110 tỷ USD để bơm vào hai ngân hàng Lloyds và Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS), trái ngược hoàn toàn với Lloyds, RBS liên tiếp làm ăn thua lỗ.