Kinh nguyệt là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong ra có chu kỳ do sự tụt giảm đột ngột của estrogen hoặc estrogen & progesterone có tính chất lặp lại. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu của kỳ hành kinh này đến ngày bắt đầu của kỳ hành kinh kế tiếp. Chu kỳ này thường kéo dài từ 21-35 ngày và bạn gái sẽ có kinh trong vòng 3-7 ngày. Việc kết thúc kỳ kinh nguyệt được nhận biết dựa trên 2 tiêu chí:
- Vùng kín không còn máu và dịch tiết màu nâu hoặc vàng nhạt.
- Tình trạng trên được duy trì trong 3 ngày.
Nhiều chị em quan niệm mình chỉ cần kiêng cữ trong những ngày đèn đỏ, tuy nhiên những ngày sau khi hết kinh nguyệt cũng có những việc tối kỵ nếu chị em không cẩn thận có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dưới đây sẽ là 5 việc chị em nên lưu ý không nên làm sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt:
1. Đừng vội chuyện "chăn gối"
Chúng ta đều biết rằng việc sinh hoạt tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt là không nên bởi thời điểm này tử cung ở trạng thái mở, dễ khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa.
Tuy nhiên, kể cả khi vừa hết kinh thì chị em phụ nữ cũng không nên quan hệ ngay bởi vì thời điểm này, các lớp biểu bì vừa bị bong tróc do cọ xát nên dù không còn chảy máu nữa nhưng vẫn chưa thực sự hồi phục và tái tạo.
Chuyện "chăn gối" trong thời điểm này dễ khiến chị em đối mặt với nguy cơ bị các bệnh về viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu… Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cho chính mình, chị em nên chờ 3 ngày sau khi hết kinh nguyệt mới sinh hoạt tình dục.
2. Không nên vận động quá mạnh
Ngay sau những ngày hành kinh, nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục trở lại bình thường. Nếu phụ nữ vận động quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, có thể dẫn đến xuất huyết tử cung. Hậu quả không chỉ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt về sau mà còn gây ra viêm nhiễm. Chị em vẫn có thể tập thể dục sau khi kỳ kinh nguyệt kết thúc, nhưng tốt nhất chỉ nên vận động nhẹ nhàng.
3. Đừng vội dùng đồ lạnh
Chị em phụ nữ thường được khuyên tránh ăn những thực phẩm lạnh trong kỳ kinh nguyệt chính vì vậy ngay khi kết thúc kỳ kinh, họ liền tìm đến đồ lạnh ngay lập tức để bù đắp lại cơn thèm.
Tuy nhiên, ăn đồ lạnh có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe ở phụ nữ khi vừa hết kinh nguyệt. Nên dù thèm đến mấy chị em cũng nên hạn chế hoặc đợi 3-4 ngày sau mới nên tiếp xúc với đồ lạnh.
4. Không nên đi khám phụ khoa
Nếu phải tiến hành phẫu thuật vùng cổ tử cung hoặc thăm khám kiểm tra phụ khoa cần phải lấy dịch tiết âm đạo thì thời gian phù hợp để bạn lựa chọn tốt nhất từ 3 đến 7 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh sạch sẽ. Tại thời điểm này cổ tử cung tương đối mềm, việc kiểm tra sẽ tạo ra sự khó chịu là tương đối nhỏ, dễ dàng hơn để cạo và lấy dịch tiết.
Khi cần khám những vấn đề khác nhau thì thời gian cụ thể sẽ hơi khác nhau, nếu bạn muốn đi khám, hãy nhớ xác nhận thời gian của kỳ kinh với bác sĩ.
5. Không đi nhổ răng ngay sau kỳ kinh
Chị em nên lưu ý rằng, rối loạn đông máu là yếu tố thường xuyên xảy ra trong thời gian có kinh nguyệt, rất dễ gây chảy máu sau khi nhổ răng.Tuy nhiên, kể cả ngay sau khi đã hết kỳ kinh, bạn cũng không nên tiến hành nhổ răng vội vàng.
Thời gian tốt nhất là từ 8 đến 14 ngày sau khi sạch kinh. Lúc đó, nếu nhổ răng thì lượng máu chảy ra tương đối nhỏ, cơn đau nhẹ hơn và khả năng nhiễm trùng hậu phẫu là tương đối thấp, có lợi cho việc nhanh chữa lành vết thương.
Chăm sóc vùng kín khỏe mạnh bằng Bào tử lợi khuẩn
Ngoài việc thực hiện đúng các lưu ý bên trên để tránh gây tổn thương và phát sinh các bệnh về phụ khoa, chị em cũng cần thường xuyên chăm sóc vùng kín đúng cách. Sử dụng Bào tử lợi khuẩn được xem là giải pháp an toàn và hiệu quả để thực hiện việc này.
Trong môi trường vùng kín có khoảng 30 loài vi khuẩn khác nhau. Hệ sinh thái âm đạo duy trì được trạng thái cân bằng những vi khuẩn này. Một số vai trò của lợi khuẩn trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản phụ nữ:
- Sản sinh acid để duy trì giá trị pH dao động từ 3.5 đến 4.5 giúp âm đạo luôn luôn khỏe mạnh. Mất cân bằng độ pH sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, gây nên các tình trạng ngứa, rát, khó chịu.
- Sản sinh H2O2 và kháng sinh tự nhiên để ức chế sự phát triển và tiêu diệt hại khuẩn; giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
- Bám vào niêm mạc âm đạo làm cho hại khuẩn không còn chỗ bám nên chúng không có cơ hội gây bệnh đối với âm đạo.
- Làm giảm khả năng gây viêm nhiễm của hại khuẩn.
Với những đặc tính hữu ích nêu trên, bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp duy trì một hệ âm đạo khỏe mạnh. Ở những người mắc viêm nhiễm âm đạo, lợi khuẩn sẽ giúp tiêu diệt hại khuẩn, khôi phục lại giá trị pH thích hợp, giúp lấy lại sự cân bằng của hệ vi sinh, từ đó giúp phụ nữ chống lại bệnh viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, nấm men cũng như những nhiễm trùng về đường tiết niệu.
Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về sức khỏe phụ khoa, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài Dr. ANH 1900. 8946
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!