Những dấu mốc của cuộc đời Cựu Tổng thống Nelson Mandela

Bình Dương (Dịch)-Thứ sáu, ngày 06/12/2013 09:10 GMT+7

 Nelson Mandela đã lãnh đạo cuộc đấu tranh để thay thế chế độ phân biệt chủng tộc của Nam Phi bằng một nền dân chủ đa sắc tộc. Sau khi bị cầm tù 27 năm, ông đã trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của đất nước Nam Phi vào năm 1994.

Rolihlahla Mandela đã được sinh ra tại Transkei, Nam Phi vào ngày 18 tháng 7 năm 1918. Tên gọi Nelson của ông được một trong những giáo viên của ông đặt cho. Cha ông Henry là một cố vấn đáng kính đối với gia đình hoàng gia Thembu.

Tham gia ANC

Mandela tốt nghiệp Đại học Fort Hare và sau đó hoàn thành chuyên ngành Luật tại Đại học Witwatersrand năm 1942. Sau đó, ông ngày càng tích cực tham gia Đại hội Dân tộc Phi (ANC), một phong trào dân tộc đa sắc tộc với những nỗ lực mang lại sự thay đổi về chính trị ở Nam Phi.

Năm 1948, Đảng Quốc gia lên nắm quyền và bắt đầu thực hiện chính sách “phân biệt chủng tộc”, hoặc áp đặt phân biệt chủng tộc. ANC đã tổ chức một chiến dịch phản kháng tiêu cực để chống lại những điều luật phân biệt chủng tộc.

Năm 1952, Mandela đã trở thành một trong những Phó Chủ tịch của ANC. Vào cuối những năm 1950, trong tình thế phải đối mặt với sự phân biệt đối xử của chính phủ ngày càng tăng, Mandela và người bạn của ông là Oliver Tambo cùng những người khác bắt đầu thay đổi ANC theo hướng triệt để hơn. Năm 1956, Mandela đã bị xét xử vì tội phản quốc. Vụ việc kéo dài 5 năm và kết thúc với phán quyết Mandela được tha bổng.

‘ Cựu Tổng thống Nelson Mandela thăm lại buồng giam ở nhà tù trên đảo Robben - nơi ông từng bị giam giữ 18 năm. (Ảnh: Getty Images)

Biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc

Vào tháng 3 năm 1960, 69 người biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc đối với người da đen đã bị cảnh sát tại Sharpeville giết hại. Chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh cấm ANC. Để đáp trả, tổ chức này đã từ bỏ chính sách không bạo lực và Mandela đã hỗ trợ thành lập lực lượng vũ trang của ANC với tên gọi “Umkhonto we Sizwe”. Ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng và ra nước ngoài để được đào tạo về kỹ năng quân sự và tìm kiếm sự ủng hộ cho ANC.

Từng bị kết án tù chung thân

Khi trở về, ông bị bắt và bị kết án 5 năm tù giam. Năm 1963, Mandela và các nhà lãnh đạo khác của ANC đã cố gắng lập kế hoạch lật đổ chính quyền bằng bạo lực. Năm sau, Mandela đã bị kết án tù chung thân. Ông bị giam giữ tại nhà tù đảo Robben, ngoài khơi bờ biển Cape Town và sau đó chuyển sang nhà tù Pollsmoor trên đất liền. Trong suốt những năm ở trong tù, ông đã trở thành một biểu tượng quốc tế của việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc.

Năm 1990, Chính phủ Nam Phi đã có động thái mềm mỏng hơn trước áp lực trong nước và quốc tế, phóng thích Mandela, đồng thời, dỡ bỏ lệnh cấm đối với ANC. Năm 1991, Mandela trở thành lãnh đạo của ANC.

Là một chính khách toàn cầu đáng kính

Cựu Tổng thống Nelson Mandela từng được trao giải Nobel Hòa bình cùng với FW de Klerk và trở thành Tổng thống Nam Phi vào năm 1993. Năm sau, Nam Phi đã tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên của mình và Mandela đã được bầu làm Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

Năm 1998, ông kết hôn lần thứ 3 với bà Graça Machel, quả phụ của Cựu Tổng thống Mozambique. Người vợ thứ hai của Mandela là bà Winnie, người ông kết hôn năm 1958 và ly dị vào năm 1996, hiện vẫn còn là một nhà hoạt động chính trị chống bạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Trong năm 1997, ông thôi giữ chức lãnh đạo ANC và thôi giữ chức Tổng thống Nam Phi vào năm 1999.

Năm 2004, Mandela đã thông báo nghỉ hưu, mặc dù, công việc từ thiện của ông vẫn tiếp tục. Vào ngày 29 tháng 8 năm 2007, bức tượng của ông đã được khánh thành tại Quảng trường nhà Quốc hội ở London.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước