Ảnh minh họa. (Nguồn: Nationalnotary)
Phổ biến nhất là các đối tượng hay sử dụng mạng xã hội để kết bạn, sau đó thông báo gửi quà, rồi yêu cầu nạn nhân nộp tiền để nhận quà. Hoặc giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện đến hăm dọa nạn nhân rằng: họ có liên quan tới 1 vụ án và yêu cầu phải chuyển tiền để kiểm tra.
Ngoài ra, còn rất nhiều hình thức lừa đảo tinh vi khác. Người dân cần đề phòng các thủ đoạn trên, kiểm chứng thông tin và báo cho cơ quan chức năng nếu nghi ngờ mình bị lừa.
Năm 2021, riêng lực lượng Cảnh sát hình sự đã bắt giữ, xử lý 1.691 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (đạt tỷ lệ 74,46%), xử lý 2.089 đối tượng.
Điển hình như Cục Cảnh sát Hình sự phá chuyên án đấu tranh với nhóm đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả danh cán bộ ngân hàng, hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội và một số địa phương, do Lê Tú Quang, sinh năm 1993 cầm đầu; Công an Hà Tĩnh đấu tranh chuyên án triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bằng hình thức tuyến cộng tác viên bán hàng online; bắt giữ, triệu tập 83 đổi tượng, khởi tổ 41 bị can...
Riêng quý I/2022, lực lượng cảnh sát hình sự đã bắt giữ, xử lý 372 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (đạt tỷ lệ 79,15%), xử lý 491 đối tượng. Điển hình ngày 15/12/2021, Công an Nghệ An bắt Phan Văn Tài, sinh năm 1996 về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; từ tháng 6/2021 đến nay, đối tượng đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội để đăng bài trong các hội, nhóm từ thiện với nội dung liên quan người có hoàn cảnh khó khăn, kêu gọi mọi người chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng để ủng hộ cháu bé, lừa 1.617 bị hại với số tiền hơn 200 triệu đồng…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!