Ngọn đuốc Olympic Rio 2016 - Biểu tượng thắp sáng của Brazil
Ngọn đuốc chính thức của Olympic 2016 do trung tâm thiết kế Chelles & Hayashi Design của Brazil thiết kế. Một trong những điểm đặc trưng của ngọn đuốc Olympic 2016 chính là sự xuất hiện của các đường rãnh hở chạy quanh thân đuốc, đại diện cho tính cách con người Brazil: hài hòa, đa dạng, tràn đầy năng lượng và cởi mở.
Ngọn đuốc Olympic Rio 2016 tượng trưng cho Đất, Biển, Núi và Mặt Trời
Toàn bộ ngọn đuốc là nhôm tái chế màu bạc, nặng từ 1-1,5kg. Chiếc đuốc có chiều dài 63,5cm khi đóng và 69 cm khi mở, với chu vi vòng tròn chỗ cầm tay khoảng 5cm nhằm tạo sự thoải mái cho các vận động viên cầm đuốc. Khi VĐV bấm nút kích hoạt van tạo lửa, ngọn đuốc sẽ xuất hiện các dải tròn chạy quanh thân đuốc với 4 màu khác nhau: Vòng tròn dưới cùng là thể hiện cho đất với đường vân giống như đường đi bộ Copacabana ở Rio, vòng xanh dương thể hiện cho biển, màu xanh lá thể hiện ngọn núi nhìn từ Rio và vòng tròn vàng trên cùng là mặt trời cũng như màu của những chiếc huy chương Vàng.
Ngọn đuốc chính thức của Olympic 2016 do trung tâm thiết kế Chelles & Hayashi Design của Brazil thiết kế
Ngọn đuốc Olympic Rio 2016 và chặng hành trình gian nan
Mới đây, trong khi đoàn rước đuốc Olympic 2016 đi qua thị trấn Guarulhos, bang Sao Paulo, một người đàn ông mặc bộ quần áo đen đã bất ngờ xông vào với mục đích cướp lấy ngọn đuốc trên tay VĐV.
Rất may là các nhân viên an ninh đã kịp thời truy cản và bắt giữ kẻ manh động, giúp cho hành trình rước đuốc tiếp tục diễn ra. Đây không phải là lần đầu tiên hành trình rước đuốc tại Rio 2016 gặp sự cố.
1 người đang cố tình dập tắt ngọn đuốc
Trước đó vào ngày 13/07, trong khi đoàn rước đuốc đi qua thành phố Joinville, bang Santa Catarina, một thanh niên lạ mặt mặc áo vest đen, đội mũ lưỡi trai đã bất ngờ xông ra từ trong đám đông, sử dụng bình xịt chữa cháy hòng dập tắt ngọn đuốc trên tay VĐV. May mắn là ngọn đuốc không tắt và VĐV rước đuốc cũng không nguy hiểm đến tính mạng.
Rồi cách đây gần 2 tháng, một người đàn ông tại Maracaju đã sử dụng bình nước lạnh để cố gắng dập tắt ngọn đuốc nhưng bất thành.
Chú báo Juma đã bị bắn chết trong buổi lễ rước đuốc
Một sự cố khác diễn ra tại Manaus, khi Ủy ban Olympic Brazil sử dụng báo đốm Juma đi bên cạnh người rước đuốc. Tuy nhiên, chú báo đã bất ngờ thoát khỏi tay hai binh sĩ và chạy trốn. Trước tình huống trên, một binh sĩ phải rút súng ngắn và bắn chết Juma bằng phát đạn duy nhất.
Vì thế mà trong cuộc khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu Datafolha, có tới 62% người dân Brazil cho rằng, Olympic 2016 sẽ mang tới nhiều hậu quả tiêu cực hơn là những lợi ích dành cho đất nước này.
Lịch sử ngọn đuốc Olympic
Lửa là biểu tượng cho sức mạnh to lớn của loài người. Lửa làm chín thực phẩm, sưởi ấm và thắp sáng, giúp con người tồn tại suốt hàng ngàn năm qua. Người Hy lạp cổ đại tôn sùng lửa và quyền lực. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Prometheus đã đánh cắp lửa từ thần Zeus và đưa nó cho con người. Để đón nhận lửa từ thần Prometheus, người Hy Lạp tổ chức các cuộc đua tiếp sức. Vận động viên cần vượt qua một ngọn đuốc thắp sáng với nhau cho đến khi người chiến thắng cán đích.
Nghi thức đốt cháy vạc lửa dưới chân bức tượng nữ thần Hera.
Ngọn lửa cháy là thứ trang hoàng không thể thiếu trong đền thờ các vị thần Hy lạp. Tại Olympia (Hy Lạp), đã có một đền thờ dành riêng cho Hera, nữ thần của sinh sản và hôn nhân. Khi bắt đầu Olympic, người Hy Lạp sẽ đốt cháy một cái vạc lửa trên bàn thờ của Hera. Họ thắp sáng ngọn lửa bằng cách sử dụng một đĩa rỗng hoặc gương được gọi là “skaphia” như gương parabol, tập trung tia sáng mặt trời vào một điểm duy nhất để thắp sáng ngọn lửa.
Bắt đầu từ thời điểm này, ngọn đuốc bùng cháy trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội, tượng trưng cho sự tinh khiết, lý trí & hòa bình.
Khoảng 1.000 năm sau đó, người Hy Lạp đã không còn tổ chức các kỳ Thế vận hội vì nhiều lý do khác nhau. Do vậy, nghi lễ rước đuốc cũng như thắp sáng chảo lửa Olympic bị "mất tích" trong một thời gian dài.
Đến năm 1928, người ta mới được chứng kiến sự trở lại của ngọn đuốc Olympic. Tuy nhiên, kỳ Olympic tại Amsterdam này đã không có nghi lễ rước đuốc từ Hy Lạp.
Nghi lễ thắp đuốc tại Olympic 1936.
Chỉ đến khi Olympic 1936 được tổ chức tại Berlin, nghi lễ rước đuốc mới được diễn ra theo cách truyền thống. Sau khi được thắp tại Olympia, ngọn đuốc Olympic được truyền tới Berlin, đánh dấu sự khởi đầu của Thế vận hội.
Sau một thời gian tạm dừng vì Thế chiến thứ hai, nghi lễ rước đuốc quay trở lại tại Olympic mùa đông năm 1964 .
Kể từ Thế vận hội diễn ra tại Áo này, tất cả các kỳ Olympic mùa đông và mùa hè đều có hành trình thắp đuốc tại Olympia và truyền nó đến đài lửa SVĐ sẽ diễn ra Lễ khai mạc Olympic.