Theo bài báo trên Business Insider ngày 10/11, Facebook và newfeed của nó luôn cố gắng hiển thị những gì bạn nhấn thích, nhưng không phân biệt giữa sự thật và hư cấu. Nó được gọi là “bong bóng lọc”, một cụm từ xuất hiện trong cuốn sách bán chạy nhất của Eli Pariser năm 2011 mang tên “The Filter Bubble: What the Internet Is Hiding from You”.
Hồi tháng 3.2015, Pariser đã có một buổi nói chuyện trên TED về "bong bóng lọc" - ý tưởng rằng khi công cụ tìm kiếm và mạng xã hội chỉ phục vụ nội dung mà chúng ta "thích" chứ không phải những nội dung chúng ta cần. Ông đưa ra ví dụ bạn bè trên Facebook chỉ thấy bạn bè mình qua mục “Top stories”. Eli Pariser cũng cho rằng khi người dùng ngày càng có thói quen lấy tin tức từ các kênh xã hội gián tiếp, xu hướng này có tiềm năng cô lập và phá hủy thế giới cảm quan của chúng ta.
|
Một số cư dân mạng cho rằng Donald Trump nên cám ơn Mark Zuckerberg sau khi thắng cử - Ảnh: Getty Images |
Trong cuốn sách, Pariser còn dự đoán bong bóng lọc sẽ tác động lên chế độ dân chủ. Cụ thể, Eli Pariser viết: “Cuối cùng dân chủ chỉ hoạt động khi công dân chúng ta nghĩ trên lợi ích cá nhân. Nhưng để như vậy, chúng ta cần chia sẻ cái nhìn về thế giới một cách tương đồng. Chúng ta cần kết nối với cuộc sống, nhu cầu và khát khao của người khác. Bong bóng lọc đẩy chúng ta theo hướng đối ngược - nó tạo ra ấn tượng rằng tư lợi là tất cả những gì tồn tại. Và đây là điều tuyệt vời cho những người mua bán trực tuyến nhưng lại không hề tuyệt vời trong việc khiến mọi người đưa ra quyết định tốt hơn cùng nhau”.
Vì vậy, nếu ai đó chia sẻ câu chuyện chính trị phù hợp với cái nhìn thế giới của bạn nhưng câu chuyện lại hoàn toàn sai, bạn sẽ vẫn thấy nó hiện lên trên newfeed. Thuật toán cũng chọn bỏ qua các câu chuyện phản bác chuyện sai đó. Hơn thế nữa, nó có thể bỏ qua luôn tất cả các sự kiện có thể cung cấp thêm thông tin cho cái nhìn khác của bạn.
|
Nhiều người cho rằng thông tin trên Facebook ảnh hưởng hơn các trang tin uy tín và có tác động nhất định đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua - Ảnh: Twitter |
Trong khi có rất nhiều nguồn tin mà cá nhân tò mò có thể đọc để tăng thông tin về một sự việc, sự thật thì sự thật là càng ngày càng nhiều người Mỹ để cuaration cho Facebook (cuaration - tổng lọc: lựa chọn thông tin, biên tập và xây dựng những nội dung bài viết mới dựa trên những nguồn thông tin có sẵn…).
Theo đó, người viết lựa chọn những nguồn thông tin sẵn có, sắp xếp trên một bài viết về cùng một chủ đề hoặc thành nhiều chủ đề khác nhau trên blog, xuất bản bài viết và thực hiện chia sẻ bài viết đó trên các mạng xã hội). Một nghiên cứu mới của Pew phát hiện ra rằng đa số người Mỹ trưởng thành - khoảng 63% - dùng Facebook, thông qua các bức ảnh và đăng tải của bạn bè, người thân như một nguồn tin trong các sự kiện và vấn đề.
Bình thường công chúng không mấy quan tâm đến chuyện này nhưng sau kết quả bỏ phiếu khiến Donald Trump thắng cử, nhiều người đã nghĩ lại vai trò của Facebook theo cách không mấy tốt đẹp. Họ cho rằng Facebook ảnh hưởng đến định hướng thông tin, tin tức người dùng tiếp cận và đưa ra hành động. Một bộ phận dân Mỹ chịu ảnh hưởng này nên mới bỏ phiếu cho Donald Trump.
Dù vậy, Facebook chưa sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm cho loại vai trò này. Họ từ chối hoạt động của công ty như một tổ chức, một công ty truyền thông. CEO Mark Zuckerberg phát biểu hồi tháng 8: “Chúng tôi là một công ty công nghệ. Chúng tôi không phải công ty truyền thông. Khi nói về công ty truyền thông là nói về công ty mà trong đó mọi người sản xuất nội dung, biên tập nội dung mà chúng tôi thì không làm vậy. Chúng tôi tồn tại bằng cách cung cấp cho các bạn công cụ tổng lọc và trải nghiệm mà các bạn muốn có để kết nối với mọi người và các doanh nghiệp, các tổ chức trong thế giới mà bạn muốn”.