1. Tỏi
Ngoài việc làm tăng hương vị cho các món ăn, tỏi còn chứa allicin, sẽ tạo ra những chất chống oxy hóa khi được chuyển hóa trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa bảo vệ hệ thống miễn dịch bằng cách ngăn chặn tổn thương cấu trúc tế bào do gốc tự do.
2. Sữa chua
Sữa chua lên men bằng vi khuẩn sống có thể là một cách thay thế tự nhiên cho men tiêu hóa vi sinh và bổ sung các chủng lợi khuẩn cho đường ruột. Một hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng là rất quan trọng để tiêu hóa hoàn toàn tất cả các thức ăn đi qua đường tiêu hóa.
3. Hạt có vỏ cứng
Hạt vỏ cứng chứa nhiều vitamin E, có chức năng như một chất chống oxy hóa và có tác dụng chống viêm đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
4. Sôcôla đen
Các chất chống oxy hóa trong sôcôlađen, được gọi là cácpolyphenol, có thể cung cấp tác dụng bảo vệ bổ sung cho hệ miễn dịch. Sôcôla với tỷ lệ ca cao nhiều hơn sẽ tốt hơn; chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và ít đường.
5. Ớt chuông đỏ
Một thực tế mà ít người biết là ớt chuông đỏ chứa lượng vitamin C gấp đôi cam quýt. Vì vậy, thay vì lao vào uống vitamin C sau khi bị ốm, hãy tăng cường ăn ớt chuông đỏ.
6. Trà
Việcuống trà mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Đặc biệt, trà có chứa catechin, là chất chống oxy hóa rất mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch.
7. Cá hồi
Cá hồi nổi tiếng là một nguồn giàu các axit béo omega-3, loại chất béo mà bạn muốn có thật nhiều. Chúng không chỉ làm giảm nguy cơ bệnh tim và các bệnh mạn tính khác, mà còn làm giảm phản ứng viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Điểm cộng: Nước
Không bao giờ đượcquên nước. Nước đặc biệt quan trọng trong việc chống lại bệnh. Mũi, phổi, miệng, và các bộ phận khác của cơ thể đều cần nước để duy trì bề mặt bảo vệ ẩm ướt để "giữ" vi trùng.
Như có thể thấy, những lựa chọn lối sống lành mạnh tự nhiên sẽ giảm nguy cơ bị bệnh. Cụ thể, đảm bảo duy trì một chế độ ăn cân giàu trái cây đủ màu sắc và rau để đảm bảo hấp thu dinh dưỡng toàn diện. Nhưng, tất nhiên, hãy cứ thoải mái thết đãi mình khi không bị ốm./.