Thực tế này cho thấy, quá trình tái cơ cấu 12 dự án yếu kém của Bộ Công Thương trong 2 năm qua đã bắt đầu mang lại hiệu quả khi nhà nước không những không phải rót thêm kinh phí từ ngân sách mà nhiều dự án đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển.
Sau gần 3 năm dừng hoạt động, nhà máy xơ sợi Đình Vũ khi hoạt động trở lại đã kêu gọi được nhà đầu tư chiến lược tham gia vào việc tái cơ cấu nhà máy. Kết quả này có được là nhờ sự thay đổi về tư duy, đặc biệt là hướng tiếp cận theo thị trường trong quá trình tái cơ cấu các dự án yếu kém.
Dự kiến trong tháng 4 này, 12 dự án yếu kém của Bộ Công Thương sẽ được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Đây là biện pháp nhằm tập trung đầu mối để giải quyết các bất cập, khó khăn trong xử lý thoái vốn và các vấn đề pháp lý tranh chấp hợp đồng ở một số dự án.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!