Việt Nam - “ngôi sao đang lên”đang lên trong thị trường mới nổi

Minh Quang-Chủ nhật, ngày 25/06/2023 11:33 GMT+7

VTV.vn - Bức tranh kinh tế của Việt Nam còn nhiều điểm sáng để giúp đất nước có thể phục hồi trong nửa cuối năm. Về dài hạn, Việt Nam vẫn được đánh giá có triển vọng khả quan.

Nhận định trên được báo chí quốc tế đưa ra trong tuần qua. Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam tháng 6/2023 của Ngân hàng Thế giới nhận định, trong tháng 5 vừa qua, các hoạt động xuất khẩu, chế biến, chế tạo của đất nước chậm lại do nhu cầu bên ngoài tiếp tục suy yếu.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường giám sát sự khác biệt trong các xu hướng thi hành chính sách tiền tệ để không tạo ra các áp lực với luồng vốn đầu tư và tỷ giá.

Ngân hàng Standard Chatered trong báo cáo cập nhật mới nhất về kinh tế Việt Nam cũng nhận định tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại, nhưng tăng trưởng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm. Trong khi các dự báo về dài hạn vẫn được duy trì tích cực.

"Dự báo của chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ là động lực chính cho tăng trưởng thương mại toàn cầu, với xuất khẩu dự kiến đạt 618 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%. Liên quan đến các ngành xuất khẩu chính của Việt Nam, chúng tôi dự đoán nhu cầu toàn cầu về máy móc và thiết bị điện tử sẽ tiếp tục tăng, do Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến sản xuất và lắp ráp chính các sản phẩm điện và điện tử", bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, cho biết.

Việt Nam - “ngôi sao đang lên”đang lên trong thị trường mới nổi - Ảnh 1.

Tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam được dự báo sẽ chậm lại, nhưng tăng trưởng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Trang The Star cho biết, TP Hồ Chí Minh - một trung tâm kinh tế của Việt Nam, cũng đang tìm cách thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghệ cao. Thành phố dự kiến đến năm 2025 sẽ thu hút ít nhất 3 tỷ USD trong một số dự án công nghệ cao.

Trang PRN ASIA cho rằng Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các tổ chức tài chính Australia xây dựng các trung tâm kỹ thuật số. Bài báo nhận định Việt Nam đã củng cố vị thế trong ngành gia công phần mềm công nghệ thông tin nhờ các yếu tố thuận lợi về xã hội, hạ tầng công nghệ, nguồn nhân tài và chi phí lao động cạnh tranh.

Để thu hút đầu tư nước ngoài, tránh các tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài đến FDI, trang web của Viện Quan hệ Quốc tế Australia khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục giảm tham nhũng, tạo ra lực lượng lao động lành nghề hơn, chú trọng phát triển "nền kinh tế xanh".

"Nếu bạn nhìn vào một thước đo khác, thì về số lượng dự án, trên thực tế, đã tăng lên so với năm ngoái, điều này cho thấy rằng vẫn còn đáng kể nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam. Vì vậy tôi nghĩ rằng Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam là điểm đến ưa thích để đa dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc và vẫn còn rất nhiều các thông báo về kế hoạch đầu tư vào Việt Nam", ông Brian Lee Shun Rong, chuyên gia kinh tế, Ngân hàng đầu tư Maybank, Singapore, nhận định.

Trang Portfolio-Adviser nhận định Việt Nam vẫn là ngôi sao đang lên ở các thị trường mới nổi. Trang báo cho rằng, là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á, Việt Nam có thể sẽ được thăng hạng từ thị trường cận biên.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2023 Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2023

VTV.vn - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt từ 6 - 6,5% trong năm nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước