Việt Nam: Điểm đến hàng đầu cho phát triển phần mềm toàn cầu

pv-Thứ năm, ngày 26/12/2024 08:00 GMT+7

VTV.vn - Với chi phí cạnh tranh, nguồn nhân lực dồi dào, và chính sách hỗ trợ hiệu quả từ chính phủ, Việt Nam tiếp tục thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các công ty toàn cầu.

Theo Statista (2023), chi phí nhân lực trong ngành CNTT tại Việt Nam cạnh tranh so với các thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, ... Đồng thời, chất lượng nhân sự tại đây vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng cường hiệu quả cho các dự án phần mềm dài hạn. Nhờ nền kinh tế ổn định và môi trường chính trị thuận lợi, Việt Nam đã vươn lên trở thành một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu.

Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ quan trọng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Theo World Bank (2023), Việt Nam nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế bền vững. Các chính sách như phát triển khu công nghệ cao và miễn giảm thuế đã gia tăng đáng kể năng lực cạnh tranh quốc gia.

CEO của Groove Technology, ông Matt Long, nhận định: "Trong hơn 10 năm làm việc tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nguồn nhân lực CNTT tại đây. Việt Nam không chỉ có đội ngũ kỹ sư công nghệ tài năng mà còn sở hữu tinh thần học hỏi bền bỉ. Sự hỗ trợ từ chính phủ và cam kết chất lượng đào tạo của các trường đại học địa phương đã tạo nên một môi trường lý tưởng, đưa Việt Nam trở thành điểm đến ưu tiên cho các dự án công nghệ quốc tế."

Việt Nam: Điểm đến hàng đầu cho phát triển phần mềm toàn cầu - Ảnh 1.

"Trong 10 năm tại Việt Nam, tôi đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nguồn nhân lực CNTT"

Hiện tại, Việt Nam sở hữu khoảng 530.000 lập trình viên CNTT, với hơn 55.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường đại học danh tiếng như Bách Khoa, ĐH KHTN, Đại học SPKT,.... Điều này đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao và đa dạng trình độ liên tục được bổ sung, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của thị trường phát triển phần mềm.

Mặc dù vậy, khả năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam vẫn là một thách thức. Theo EF English Proficiency Index (2023), Việt Nam xếp hạng 60 toàn cầu và đứng thứ 7 tại Đông Nam Á, cho thấy vẫn cần nhiều nỗ lực để đạt tiêu chuẩn cao hơn.

Bà Mai Nguyễn, General Director của Groove Technology chia sẻ: "Nhân lực CNTT Việt Nam có tư duy giải quyết vấn đề xuất sắc, một lợi thế lớn cho các dự án phức tạp. Tuy nhiên, để thực sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh là điều không thể thiếu. Chúng tôi đang đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình đào tạo tiếng Anh để khắc phục hạn chế này, đồng thời nâng cao giá trị của nguồn nhân lực Việt Nam."

Việt Nam: Điểm đến hàng đầu cho phát triển phần mềm toàn cầu - Ảnh 2.

"Nhân lực CNTT Việt Nam sở hữu tư duy giải quyết vấn đề xuất sắc, tuy nhiên, khả năng sử dụng tiếng Anh vẫn là một rào cản hạn chế."

Nhờ những lợi thế vượt trội về nguồn nhân lực và môi trường kinh doanh, Việt Nam không chỉ là một thị trường triển vọng mà còn là đối tác chiến lược cho các doanh nghiệp toàn cầu, sẵn sàng đồng hành trong hành trình chuyển đổi số và phát triển công nghệ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước