Việt Nam đang mất dần mất lợi thế về nhân công giá rẻ

Minh Trang - Quang Khải (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ ba, ngày 03/10/2017 09:52 GMT+7

VTV.vn - Tốc độ tăng lương bình quân khá cao nhưng năng suất lao động lại thấp hơn so với các nước trong khu vực, được coi là nguyên nhân của tình trạng này.

Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khoảng 86% lao động ngành dệt may và da giày tại Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất việc làm do ảnh hưởng của làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa. Không chỉ ngành dệt may, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô cũng được các chuyên gia đánh giá sẽ hoàn toàn tự động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng lương bình quân khá cao nhưng năng suất lao động lại thấp hơn so với các nước trong khu vực cũng được coi là nguyên nhân khiến nhân công giá rẻ đang dần không còn là lợi thế.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năng suất lao động tại Việt Nam đang thấp hơn so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 4,4% của Singapore và 17,4% của Malaysia, trong khi đó, tốc độ tăng lương bình quân lại đang vượt năng suất lao động. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam đang mất dần lợi thế về nhân công giá rẻ.

Ngoài nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ cao, nhân công giá rẻ hiện nay còn đang đứng trước nguy cơ mất việc do năng suất lao động không đủ cạnh tranh với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, đây là một thách thức, nhưng cũng là động lực thúc đẩy việc nâng cao tay nghề cho nhân công Việt Nam.

70 suất ăn giá rẻ liên quan đến ngộ độc công nhân 70 suất ăn giá rẻ liên quan đến ngộ độc công nhân Kinh tế Việt Nam: Đã đến lúc không thể 'khoe' nhân công giá rẻ Kinh tế Việt Nam: Đã đến lúc không thể "khoe" nhân công giá rẻ Cơm công nhân giá rẻ, chất lượng cũng “rẻ” theo? Cơm công nhân giá rẻ, chất lượng cũng “rẻ” theo?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước