Tỷ lệ này không chỉ cao nhất trong ASEAN mà còn cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực là khoảng 47%.
Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2022, vừa được Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố chiều 13/2.
Lý do mở rộng kinh doanh đối với ngành chế tạo là tăng doanh thu do xuất khẩu tăng. Còn đối với ngành phi chế tạo, tính tăng trưởng của thị trường Việt Nam và tăng doanh thu trong nước là lý do hàng đầu. Triển vọng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản năm 2022 cũng cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực.
Ông Nakajma Takeo, Trưởng đại diện JETRO Hanoi, cho biết: "Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam có lãi là 59,5%, tăng so với năm trước đó. Sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 là lý do hàng đầu. Tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ là 20,8%, giảm so với năm trước".
Những lý do chủ yếu dẫn đến kinh doanh thua lỗ là khó khăn trong việc thu mua nguyên vật liệu, chi phí hậu cần, giá nhân công tăng và ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Theo đại diện của JETRO, chi phí sản xuất thấp không còn là lợi thế chính của các nước Đông Nam Á. Bởi vậy, giờ đây tính hiệu quả trong các thủ tục hành chính như việc cấp phép sẽ là yếu tố quyết định mức độ thu hút dòng vốn ngoại FDI đầu tư tại ASEAN.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!