Tỷ giá biến động liên tục, doanh nghiệp tại Nga như "ngồi trên đống lửa"

VTV Digital-Thứ ba, ngày 01/03/2022 09:49 GMT+7

VTV.vn - Nhiều doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu tại Nga đang lo ngại nếu tỷ giá liên tục biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh tại đây.

Việc đồng Ruble trượt giá lên 119 Ruble đổi 1 USD đã khiến Ngân hàng Trung ương Nga có động thái mạnh tay chưa từng có khi nâng lãi suất lên 20%. Ngay lập tức, tỷ giá Ruble với đồng bạc xanh đã có sự điều chỉnh tạm thời về khoảng 108 Ruble đổi 1 USD.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cảnh báo, sự biến động của tỷ giá sẽ chưa dừng lại nếu căng thẳng chiến sự tại Ukraine vẫn leo thang. Hiện nhiều doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu tại Nga đang lo ngại nếu tỷ giá liên tục biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh tại đây.

Riêng trong ngày 28/2, đồng Ruble của Nga đã để mất 30% giá trị so với đồng USD. Tỷ giá biến động quá nhanh khiến cho những doanh nghiệp xuất nhập như ngồi trên đống lửa. Hiện hàng hóa nhập khẩu chiếm khoảng 75% hàng hóa và nguyên liệu đang bày bán ở Nga.

Ông Jin Xin - Người đứng đầu chi nhánh Nga của Công ty sắt thép Trung Quốc cho hay: "Hàng hóa ở đây đều được thanh toán bằng đồng Ruble, sau đó chúng tôi chuyển sang USD để gửi về công ty mẹ tại Trung Quốc. Trước khi chiến sự nổ ra giữa Nga và Ukraine, với một số tiền Ruble nhất định, chúng tôi có thể đổi lấy 1 triệu USD. Nhưng giờ chỉ có thể nhận về 800.000 USD. Mức giảm như vậy là 20%. Nếu muốn tránh thua lỗ, chúng tôi sẽ phải tăng giá 20%. Điều này sẽ gây trở ngại lớn cho việc bán hàng".

Tỷ giá biến động liên tục, doanh nghiệp tại Nga như ngồi trên đống lửa - Ảnh 1.

Đồng Ruble liên tiếp rớt giá sau khi Nga chịu trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây. Ảnh: Reuters

Cũng theo chia sẻ của một số doanh nghiệp với Reuters, hiện họ chỉ có thể rút trung bình từ 100.000 đến 200.000 Ruble mỗi ngày, thay vì 500.000 Ruble tiền mặt như trước.

Trong khi đó, một số ngân hàng Nga đã ngừng cung cấp dịch vụ thu đổi ngoại tệ. Thậm chí có doanh nghiệp Trung Quốc còn phản ánh là không thể chuyển tiền về nước ngay cả khi họ đã có ngoại tệ trước.

Đó là chưa kể việc nhiều ngân hàng lớn vừa bị loại ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Về mặt kỹ thuật các giao dịch chuyển tiền sẽ không thể thực hiện được. Điều này dẫn đến việc các đối tác có hoạt động xuất nhập khẩu với Nga mà có tài khoản liên quan đến những ngân hàng nằm trong danh sách bị chặn SWIFT sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

"Đồng USD sẽ còn tiếp tục tăng giá như một vịnh tránh báo giữa xung đột. Do vậy tỷ giá Ruble với đồng bạc xanh còn thay đổi nếu chiến sự leo thang. Trong khi nếu đàm phán bế tắc, các doanh nghiệp xuất khẩu năng lượng và kim loại cần dự trù nhiều kịch bản hơn nữa", ông Chris Weafer - Chuyên gia phân tích rủi ro tại công ty tư vấn đầu tư Macro-Advisory cho biết.

Các chuyển gia nhận định, việc biến động tỷ giá sẽ gây áp lực buộc doanh nghiệp phải chuyển bớt một phần gánh nặng chi phí sang giá bán lẻ. Chưa kể, lạm phát tại nước này trong tháng 1/2022 đã ở mức cao nhất trong 6 năm, đạt 8,73%.

Nếu như việc loại một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT được ví như "bom hạt nhân" thì việc tăng cường cấm vấn với Ngân hàng Trung ương Nga, qua đó chặn việc tiếp cận nguồn dự trữ ngoại hối được dự báo là đòn trừng phạt rất nguy hiểm với Nga lúc này.

Do vậy trong tuyên bố mới nhất, Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga đã yêu cầu các công ty xuất khẩu của nước này phải bán ra thị trường 80% doanh thu bằng ngoại tệ. Dự kiến biện pháp này có thể giúp Nga bổ sung từ 44 - 48 tỷ USD trong 1 tháng tới để ổn định đồng Ruble.

Đồng ruble mất giá kỷ lục, Nga nâng lãi suất lên 20% Đồng ruble mất giá kỷ lục, Nga nâng lãi suất lên 20%

VTV.vn - Đây được xem là một trong những giải pháp của Ngân hàng Trung ước Nga (BCR) trước đà mất giá kỷ lục của đồng ruble.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước