Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư công

Thái Bình (PV Đài THVN thường trú tại Trung Quốc)-Chủ nhật, ngày 08/05/2022 14:33 GMT+7

VTV.vn - Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư công vào xây dựng cơ sở hạ tầng để kích thích tăng trưởng hợp lý, trong bối cảnh quốc tế và trong nước khó khăn.

Một số chuyên gia cho rằng, nếu đầu tư hiệu quả thì mục tiêu GDP tăng 5,5% trong năm 2022 của nền kinh tế số 2 thế giới có khả năng đạt được.

Tỉnh Hồ Bắc, với tâm dịch Vũ Hán bị nặng nề nhất đợt dịch từ 2020, đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, bất động sản, công nghiệp mũi nhọn. Những tháng đầu năm, vốn tăng thấp nhất là 12,5%, cao nhất là 27% so với cùng kỳ.

Các địa phương như Giang Tây, Quảng Châu đầu tư mạnh vào dự án đường sắt cao tốc, năng lượng mới.

Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư công - Ảnh 1.

Trung Quốc tiếp tục áp dụng giải pháp truyền thống là đầu tư mạnh cho hạ tầng để kích thích tăng trưởng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg)

Các chuyên gia cho rằng, thời khó khăn, đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng để giữ nhịp tăng trưởng. Hơn 2/3 số tỉnh, thành Trung Quốc đều giải ngân đầu tư vào tài sản cố định tăng 2 con số so với cùng kỳ.

"Từ mục tiêu ổn định tăng trưởng, chỉ 3 tháng đầu năm có hơn 35.000 dự án được triển khai vượt xa so với cùng kỳ. Tiền đang tiếp tục được giải ngân mạnh vào hạ tầng và các ngành công nghệ then chốt", ông Yang Guang Pu, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển, Quốc vụ viện Trung Quốc, cho biết.

Ngoài lĩnh vực hạ tầng truyền thống như đường bộ, đường sắt, lĩnh vực xây dựng cũng được ưu tiên để tạo nhiều việc làm. Trong đó, hơn một nửa số tiền sẽ được đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ, vật liệu mới, điện toán đám mây.

"Chính sách tiền tệ nên giữ nguyên vị trí trung tâm, ưu tiên cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa vay vốn để tạo việc làm. Cần tăng cường phối hợp giữa các chính sách vĩ mô, giảm thiểu tác động của kiểm soát dịch bệnh đối với chuỗi cung ứng", ông Xu Hong Cai, Phó Giám đốc Ủy ban Chính sách Kinh tế, Hiệp hội Khoa học Chính sách Trung Quốc, đánh giá.

Nỗ lực nới lỏng các biện pháp kiểm soát các ngành như bất động sản, công nghệ cũng là cách để thúc đẩy tăng trưởng. Với bất động sản, chiếm khoảng 20% tăng trưởng GDP, chính quyền nới lỏng các biện pháp quản lý vốn khá hà khắc trong gần 2 năm nay.

Trung Quốc tiếp tục áp dụng giải pháp truyền thống là đầu tư mạnh cho hạ tầng để kích thích tăng trưởng. Một số chuyên gia cho rằng nó không chỉ có ý nghĩa trước mắt, mà còn tác động đến tăng trưởng bền vững trong dài hạn nếu giải quyết tốt bài toán về nợ công.

Trung Quốc đối mặt làn sóng thoái vốn lớn Trung Quốc đối mặt làn sóng thoái vốn lớn

VTV.vn - Trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ, Trung Quốc được dự báo sẽ đối mặt với xu hướng khối ngoại rút vốn khỏi thị trường này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước