Như vậy, ASEAN sẽ là một động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu.
Theo dự báo của Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, đà tăng trưởng cao của ASEAN được duy trì nhờ cơ cấu dân số trẻ với hơn 380 triệu người, tương đương 60% dân số tuổi dưới 35. ASEAN cũng là khu vực có lực lượng lao động lớn thứ 3 thế giới.
Ngoài ra, ASEAN có vị trí chiến lược trong chuỗi giá trị toàn cầu trong một số lĩnh vực công nghệ cao như ngành điện tử của Malaysia, máy móc tự động của Thái Lan hay công nghệ sinh học của Singapore.
Đánh giá mới nhất này tiếp tục khẳng định những dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế khu vực. Tháng 7/2017, trong báo cáo cập nhật của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á, hai định chế uy tín này đều nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của ASEAN trong năm 2017 và 2018, từ mức 5% lên 5,1% năm 2017 và 5,2% năm 2018. Tỷ lệ tăng trưởng này cao gấp 1,5 lần mức trung bình của thế giới (là 3,5 - 3,6%).
Còn theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, 4 nước ASEAN lọt vào top 10 quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới là Lào (7%), tiếp đến là Campuchia, Philippines và Myanmar (cùng ở mức 6,9%).
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!