Kể từ vụ bê bối sữa nhiễm melamine khiến 6 trẻ thiệt mạng và hơn 300.000 trẻ bị ảnh hưởng hồi năm 2008 tại Trung Quốc, nhà chức trách nước này đã chuyển đổi mô hình nuôi bò sữa sang các trang trại quy mô lớn.
Mục đích mở trang trại lớn nuôi bò là tránh việc các nhà sản xuất nhỏ lạm dụng hóa chất trong quá trình sản xuất.
Những trại bò khổng lồ với 10.000 gia súc chính là mô hình đã đưa ngành sữa của Trung Quốc thành ngành công nghiệp trị giá 40 tỉ USD/năm. Nuôi nhiều bò đồng nghĩa với nhiều lợi nhuận hơn, tuy nhiên, vấn đề chất thải và ô nhiễm môi trường cũng trầm trọng hơn.
Mô hình trại bò quy mô lớn cũng được một nhà sản xuất sữa lớn khác là New Zealand áp dụng, tuy nhiên, quy mô thường không vượt quá 3.000 con bò.
Thực tế trên đã đặt ra thách thức lớn với môi trường khi ước tính số tiền phải bỏ ra để xử lý các vấn đề ô nhiễm lên tới hàng tỉ USD. Một số chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần thay đổi mô hình này.
Trung bình một năm, ngành sữa tại Trung Quốc tăng trưởng trên 12% do sự gia tăng nhu cầu bổ sung canxi của người dân. Tuy nhiên, nếu không giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trong việc chăn nuôi bò sữa, cái giả phải trả cho 1 ly sữa tại nước này là vô cùng đắt đỏ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!