Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ

Thùy Linh-Thứ sáu, ngày 11/11/2022 06:21 GMT+7

VTV.vn - Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.

Chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng được đưa ra sau khi Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có tổng hợp, báo cáo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng tình hình thông tin, báo chí, dư luận xã hội liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có nội dung về điều chỉnh giá xăng dầu và việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công Thương.

Theo Báo cáo, sau 3 lần điều chỉnh, giá xăng và các mặt hàng dầu trong nước đồng loạt đi lên trong kỳ điều hành ngày 1/11; giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 22.750 đồng. Tuy nhiên, đến tối 1/11, nhiều cửa hàng xăng dầu ở Hà Nội vẫn "hết hàng" hoặc bán "nhỏ giọt".

Về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu, Báo cáo cho biết, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi đến 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu để phân giao sản lượng nhập khẩu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu thị trường cuối năm.

Theo đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dù kêu lỗ nặng trong 9 tháng đầu năm nay nhưng vẫn được Bộ Công Thương phân giao sản lượng nhập khẩu nhiều nhất với 2.145.000 triệu m3/tấn.

Sau khi xem xét báo cáo của Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, đảm bảo minh bạch, hiệu quả.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022. Trong nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực. Theo dõi sát tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, không chuyển trạng thái đột ngột.

Đối với Bộ Công Thương, Chính phủ yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước; điều hành giá xăng dầu theo đúng quy định pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Bộ Công Thương còn có trách nhiệm rà soát, sớm đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu theo trình tự, thủ tục rút gọn. Lấy đủ ý kiến các đối tượng chịu tác động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, công khai, minh bạch, hiệu quả, hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân, trình Chính phủ trong tháng 11/2022.

Tăng chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam giúp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nguồn cung ra thị trường Tăng chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam giúp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nguồn cung ra thị trường

VTV.vn - Việc tăng chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam được kỳ vọng sẽ phản ánh đúng chi phí của các doanh nghiệp, từ đó tháo gỡ khó khăn, đảm bảo nguồn cung ra thị trường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước