Điểm nhận biết đầu tiên đó là các hãng thời trang nhanh thay đổi mẫu mã, sản phẩm liên tục. Cứ trung bình, 1 tháng sẽ có sản phẩm mới được ra mắt, nhanh hơn gấp 3 đến 4 lần so với các hãng khác.
Thứ 2 là về số lượng. Các hãng thời trang nhanh thường hạn chế số lượng để tránh rủi ro hàng tồn kho và tạo cảm giác hàng độc, không mua sẽ hết.
Thời gian tới, thị trường Việt Nam sẽ có sự góp mặt của Uniqlo và Forever 21, những tên tuổi đang ăn nên làm ra. Việt Nam dường như đang là điểm đến của các hãng thời trang nhanh. Để lý giải, công ty nghiên cứu thị trường Savills đã chỉ ra những lý do sau:
- Thứ nhất, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 20-30 của Việt Nam khá cao, chiếm khoảng 25%. Đây là con số mơ ước của các hãng thời trang nhanh.
- Thứ hai, người Việt Nam vẫn có tâm lý sính ngoại.
- Thứ ba, theo tính toán của các hãng thời trang nhanh, tốc độ tăng trưởng của ngành này tại Việt Nam luôn ở mức cao khoảng 20%.
Những nhận định trên không phải không có cơ sở khi thực tế Việt Nam là một trong 5 thị trường có doanh thu bán hàng cao nhất của Zara. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một yếu tố, để quyết định có mặt tại Việt Nam, các hãng thời trang nhanh đã có những nghiên cứu rất kỹ lưỡng và bải bản. Một trong những chiến lược được nhắm đến đó là giá cả.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!