Thí điểm đi cao tốc phải dán thẻ trả phí tự động

Điệp Anh-Thứ hai, ngày 22/11/2021 12:52 GMT+7

VTV.vn - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang chuẩn bị thí điểm thuần ETC trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chỉ thu phí tự động không dừng, không thu phí thủ công.

Trên các tuyến cao tốc hiện nay, làn thu phí không dừng (ETC) vắng, trong khi những làn còn lại kẹt cứng. Ví dụ, tại Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, sau hơn 1 năm triển khai, tỷ lệ phương tiện sử dụng dịch vụ ETC chỉ chiếm khoảng 40% lưu lượng phương tiện qua trạm.

Đặc biệt, các trạm thu phí đều có làn hỗn hợp, nhưng tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra. Chia sẻ trên tờ Giao thông, đại diện Công ty TNHH thu phí tự động VETC cho biết điều này là do các làn thu phí đã vận hành hiện vẫn chưa phải là thuần ETC. Nhiều phương tiện chưa dán thẻ, thấy làn vắng xe nên đi vào khiến cho các xe đã dán thẻ nhưng không lưu thông được.

Để giảm thiểu tình trạng này và thúc đẩy lượng người dùng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang chuẩn bị thí điểm thuần ETC trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hoàn toàn thu phí tự động không dừng, không có thu phí thủ công.

Thí điểm đi cao tốc phải dán thẻ trả phí tự động - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Nếu việc thí điểm này khả thi thì sẽ nhân rộng ra các tuyến cao tốc trên cả nước, nhất là đối với tuyến cao tốc Bắc - Nam.

Mua trái phiếu doanh nghiệp: Đừng mơ doanh nghiệp phát hành không bao giờ vỡ nợ

Trái phiếu doanh nghiệp đang ngày càng trở thành kênh đầu tư phổ biến với nhà đầu tư cá nhân. Việc chưa có doanh nghiệp phát hành trái phiếu nào vỡ nợ trên thị trường tính tại thời điểm này khiến nhà đầu tư tin rằng, đây là kênh khá an toàn và tự tin đầu tư.

Tuy nhiên, theo góc độ phân tích của ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinGroup, trên tờ Đầu tư: "Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới phát triển bùng nổ 3 năm trở lại đây, "điểm rơi" kỳ hạn thanh toán sẽ tập trung vào 3 - 4 năm tới, do vậy đến lúc đó mới có thể xác định khả năng doanh nghiệp phát hành có vỡ nợ hay không.

Nguyên nhân được đưa ra là do sức khỏe của các nhà phát hành đang phân hóa rất mạnh. Ví dụ như với nhóm doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết, hệ số nợ vay ròng/EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) của nhóm này lên đến hơn 8 lần (nghĩa là nếu dùng dòng tiền hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mất hơn 8 năm mới trả được nợ).

Do vậy, theo các chuyên gia, việc minh bạch thông tin thị trường là rất cần thiết. Một trong những biện pháp là yêu cầu doanh nghiệp phát hành phải được xếp hạng tín nhiệm.

Vén mây đón kỳ lân mới

Năm 2021 có thể là năm vốn đầu tư đổ vào công nghệ ở Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD. Đây là con số cao nhất kể từ khi trào lưu khởi nghiệp công nghệ bắt đầu hình thành ở Việt Nam từ năm 2012.

Đến nay, các chuyên gia nhận định: "Dường như có sự thay đổi khẩu vị của các quỹ đầu tư". Đó là sự lên ngôi của startup cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp (B2B). Thống kê của trang Nhịp cầu Đầu tư cho thấy có đến 8/35 thương vụ đầu tư trong năm 2021 là vào các startup B2B.

Xu hướng này bắt đầu từ khi dịch bệnh diễn ra, các mô hình đốt tiền đổi tăng trưởng đã không còn hấp dẫn. Thay vào đó, các mô hình B2B tuy khó tăng trưởng đột biến, nhưng lòng trung thành của bên sử dụng dịch vụ, doanh thu ổn định lại là khẩu vị mới của các nhà đầu tư.

Bộ Xây dựng: Theo dõi sát trái phiếu doanh nghiệp bất động sản Bộ Xây dựng: Theo dõi sát trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

VTV.vn - Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước