Với chiều dài bờ biển trên 700km, Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng to lớn trong phát triển giao thông thủy.
Những ngày đầu sau Tết Nguyên đán, hơn 20 mũi thi công thuộc dự án luồng tàu biển lớn vào sông Hậu giai đoạn 2 đã đồng loạt triển khai. Theo kế hoạch, tháng 10 năm nay dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác.
Dự án cải tạo luồng tầu lớn vào sông Hậu không những chống sạt lở, ổn định được phát triển kinh tế cho người dân, mà còn đưa các tầu 20.000 tấn vào sâu khu vực Cần Thơ.
Những ngày đầu sau Tết Nguyên đán, hơn 20 mũi thi công thuộc dự án luồng tàu biển lớn vào sông Hậu giai đoạn 2 đã đồng loạt triển khai. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Mỗi năm, hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 20 triệu tấn, nhưng hơn 90% phải thông qua các cảng biển ở khu vực TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chính vì vậy, việc khơi thông các tuyến hàng hải sẽ góp phần giảm mạnh chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa khu vực này.
"Tạo cú hích cho các doanh nghiệp vận tải thủy đầu tư nhiều hơn vào phương tiện để khai thác kết cấu hạ tầng, tăng sản lượng vận tải đường thủy hơn so với hiện nay", Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang nhấn mạnh.
Trong cuộc làm việc mới đây với các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng khẳng định thời gian tới, Chính phủ sẽ cùng địa phương tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn nhất là hạ tầng và nhân lực cho khu vực này. Giai đoạn 2021 - 2025, đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ vốn ngân sách trung ương lên đến 86.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 5 năm trước, nhằm tạo những đột phá về tăng trưởng cho khu vực nhiều tiềm năng này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!