Người tiêu dùng ưa thích gạo ngoại, đặc biệt là gạo Campuchia và Thái Lan là nghịch lý đang xảy ra tại ĐBSCL vựa lúa lớn nhất nước. Bởi bà con cho rằng, những loại gạo có thương hiệu này sẽ có chất lượng cao hơn gạo Việt Nam.
Hạt gạo Việt Nam sẽ khó có được thương hiệu nếu cứ chạy theo số lượng và sản xuất với những giống lúa phẩm cấp thấp như hiện nay, anh hùng lao động Hồ Quang Cua phân tích.
Thực tế rõ ràng rằng muốn có thương hiệu, phải có vùng sản xuất lớn. Tuy nhiên, các mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết… cũng chưa được thực hiện tốt tại nhiều địa phương. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn làm thương hiệu cho sản phẩm gạo cũng không dễ dàng.
Theo TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược chính sách Phát triển nông nghiệp và nông thôn, câu đầu tiên mà 80% doanh nghiệp nói có nội dung về chính sách đất đai bởi doanh nghiệp nông nghiệp rất cần các quy mô đất rộng.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, trong đó có đến 80% gạo phẩm cấp thấp và trung bình. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt chỉ thành công khi nào tỷ lệ này được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!