Sự thật đằng sau khả năng phục hồi kinh tế ấn tượng của Trung Quốc

Theo Dân trí-Thứ sáu, ngày 25/09/2020 15:15 GMT+7

Cầu ở Trung Quốc tụt hậu so với nguồn cung cả năm, với doanh số bán lẻ và nhập khẩu có xu hướng thấp hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.

VTV.vn - China Beige Book cho biết, cuộc khảo sát của họ cho thấy có một câu chuyện hoàn toàn khác về sự phục hồi kinh tế của Bắc Kinh sau đại dịch COVID-19.

Theo các nghiên cứu mới nhất, Trung Quốc được báo là nền kinh tế lớn đầu tiên phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19, nhưng sự hồi sinh đó vẫn còn chắp vá và được cho là đánh giá cao quá mức.

China Beige Book, một công ty phân tích độc lập, đã thực hiện cuộc khảo sát với các công ty Trung Quốc cho biết, đối với "tầng lớp doanh nghiệp" các công ty lớn ở Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Đông, nền kinh tế đang tăng tốc, nhưng "hầu hết các công ty ở các khu vực khác đều có sự phục hồi chậm chạp hơn nhiều".

Số liệu chính thức cho thấy, trong quý II năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng 3,2% so với một năm trước đó, sau khi sụt giảm kỷ lục 6,8% trong ba tháng đầu năm.

Một số nhà phân tích dự báo, tăng trưởng hàng năm của nước này là hơn 5% trong quý III, Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, có một bức tranh không đồng đều trên thực tế.

Tăng trưởng về sản lượng và doanh thu dự kiến ​​sẽ yếu hơn từ tháng 7 đến tháng 9 đối với các công ty ở hầu hết các khu vực nhỏ khác so với một năm trước đó, ngay cả khi các điều kiện đã được cải thiện kể từ quý II.

Sự thật đằng sau khả năng phục hồi kinh tế ấn tượng của Trung Quốc - Ảnh 1.

Trong quý II/2020, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng 3,2% so với một năm trước đó. (Ảnh: SME Asia).

Các nhà nghiên cứu của công ty cho rằng: "Hiện có hai sự phục hồi kinh tế rất khác nhau của Trung Quốc. Bắc Kinh đang nói dối về ít nhất một trong hai".

Công ty đã sử dụng chỉ số lan tỏa - một mô hình được sử dụng để tính toán các chỉ số của nhà quản lý mua hàng, được coi là một ảnh chụp nhanh toàn thể của nền kinh tế trước khi công bố dữ liệu chính thức.

Trong trường hợp của China Beige Book, số 0 là ranh giới phân chia giữa mở rộng và thu hẹp, trên thang điểm từ cộng 100 đến trừ 100. Công ty đã dùng số lượng người trả lời tiêu cực và người trả lời tích cực để tính toán một con số tổng hợp cho 8 khu vực ở Trung Quốc.

Các tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa dữ liệu khảo sát và con số chính thức, mà họ cho là "bộ mặt công khai của câu chuyện phục hồi của Bắc Kinh".

"Đối với giới tinh hoa doanh nghiệp - các công ty lớn và những công ty có trụ sở tại ba vùng duyên hải lớn - nền kinh tế đang tăng tốc. Đây là sự phục hồi mà Bắc Kinh muốn làm nổi bật và hầu hết các nhà quan sát nước ngoài có thể nhận thấy", Derek Scissors, nhà kinh tế trưởng tại China Beige Book cho biết.

"Nhưng phần còn lại của Trung Quốc - hầu hết các công ty ở các khu vực khác - đang chứng kiến ​​sự phục hồi không mấy tốt đẹp".

China Beige Book đã khảo sát 3.300 công ty trên 34 lĩnh vực ở tất cả các tỉnh và khu vực của Trung Quốc, phỏng vấn kết hợp giữa các công ty thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân.

Theo xu hướng tương ứng với dữ liệu chính thức, lĩnh vực sản xuất đã tốt hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi với tốc độ tốt. Nhưng cầu đã tụt hậu so với cung, với việc doanh số bán lẻ và nhập khẩu có xu hướng thấp hơn nhiều so với sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.

Công ty cũng đã thăm dò ý kiến ​​của 160 nhân viên ngân hàng và nhận thấy rằng trong khi khoản vay không đổi ở nhiều vùng nội địa, thì tỷ lệ này lại tăng vọt ở các vùng duyên hải "ba lớn" - với tỷ lệ "gấp đôi hoặc gấp ba" ở các vùng khác của Trung Quốc.

Nghiên cứu của China Beige Book đã đưa ra những con số chính thức, cho thấy thực tế sự mất cân bằng trong phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã rõ ràng từ đầu năm. Vào tháng 2 và tháng 3, các nhà sản xuất lớn đã nhanh chóng hoạt động gần hết công suất trở lại, trong khi các nhà máy nhỏ hơn vẫn phải vật lộn với dây chuyền sản xuất do hạn chế đi lại đối với lao động nhập cư.

Ngay cả khi nền kinh tế được dự báo sẽ lớn hơn trong quý III so với một năm trước đó, các chuyến đi của hành khách đi làm bằng tàu điện ngầm qua các thành phố lớn vẫn thấp hơn đáng kể so với một năm trước đó, theo Nomura.

Nghiên cứu trong ngành dịch vụ ăn uống do Nomura trích dẫn cũng cho thấy, trong cùng tuần, doanh thu nhà hàng đã giảm 28,6% so với đầu tháng 1, trước khi các đợt đóng cửa do virus corona được thực hiện, ngay cả khi số lượng nhà hàng mở cửa tăng lên. Trong khi đó, doanh thu phòng vé đã giảm 48,6% trong tuần tính đến ngày 19/9 so với một năm trước đó.

Tuy nhiên, công ty đầu tư đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong quý III lên 5,3%, tăng so với ước tính trước đó là 4,2%.

"Sự phục hồi của Trung Quốc chắc chắn là rất ấn tượng, đặc biệt là khi so sánh với các nền kinh tế lớn khác vẫn còn sa lầy trong đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh giá quá cao vì vẫn còn những trở ngại và rào cản", các nhà nghiên cứu đã viết.

Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế 'hướng nội' Trung Quốc chủ trương xây dựng nền kinh tế "hướng nội"

VTV.vn - Trung Quốc sẽ tập trung xây dựng một nền kinh tế hướng nội hơn, từ sản xuất, lưu thông, phân phối cho đến tiêu dùng.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước