Theo số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt khoảng 1,5 tỷ USD, giảm hơn 14% so với năm 2019. Nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả lao dốc do thị trường Trung Quốc (chiếm hơn 60% lượng xuất khẩu) đã giảm mua.
Chi phí chứng nhận GlobalGAP cho một mã trái cây tại một vùng trồng rơi vào khoảng 200 triệu, doanh nghiệp nếu muốn xuất thêm 4 loại, chi phí sẽ lên tới gần 1 tỷ đồng.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do thị trường Trung Quốc giảm mua. (Ảnh minh họa: Báo Người lao động)
Đã xuất trái cây vào thị trường Đức nhiều năm, đại diện Tập đoàn Vina T&T cho biết, muốn tăng thêm sản lượng vào châu Âu không đơn giản.
Cũng dự kiến tăng sản lượng xuất khẩu vào châu Âu khi có lợi thế từ EVFTA, tuy nhiên, một số doanh nghiệp khá thận trọng, bởi trái cây từ châu Mỹ hay Thái Lan vẫn đang có cước phí vận chuyển rẻ hơn Việt Nam.
Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần nâng cao chất lượng khi đi trên "cao tốc" EVFTA. (Ảnh minh họa)
Các công ty chuyên nhập khẩu rau quả vào châu Âu nhận định, về chất lượng trái cây Việt Nam có thể cạnh tranh với Thái Lan, nhưng lại yếu hơn về khâu chế biến sau thu hoạch. Đây là những yếu tố mà thị trường châu Âu chấm điểm rất cao.
Theo Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam, diện tích cây ăn quả đạt tiêu chuẩn GlobalGAP chỉ ở con số vài phần trăm. Do đó, để đi trên "cao tốc" EVFTA, không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng, nhưng đây lại là điều mà phần doanh nghiệp đang loay hoay, giậm chân tại chỗ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!